Ngày nay, nhìn chung thì những thành tựu khoa học kỹ
thuật của toàn nhân loại dù ít dù nhiều cũng đã đem một bộ mặt khá “khang
trang” cho đời sống xã hội ở các nước trên thế giới. Tất nhiên có hơn, kém
nhất định giữa các nước giàu và nước nghèo, nhưng bằng bộ máy tổ chức theo
hướng công nghiệp hóa, những nhu cầu thiết yếu trong sinh hoạt đời sống người
dân, như ăn ở, việc làm, đi lại, học hành, chữa bệnh.v.v.., đều được đáp ứng
bằng những hệ thống phục vụ vận hành theo bài bản, thậm chí được lập trình
hóa thật tỉ mỉ và đạt được hiệu quả nhất định.
Tuy
nhiên, phía sau bộ mặt phồn vinh ấy, vẫn còn một số vấn đề chưa ổn, ít nhiều
đã làm hạn chế sự an lạc trong cuộc sống của người dân các nước. Đó là những
bóng mờ, những chỗ còn vênh của nền văn minh chúng ta, điển hình là trong
lãnh vực y tế, chữa bệnh, săn sóc sức khỏe cho mọi người trong cộng đồng xã
hội.
KHIẾM KHUYẾT CỦA NGÀNH Y TẾ HIỆN NAY
Bằng
mạng lưới hoạt động phổ biến trên thế giới và đi đầu trong việc khai thác
những phát minh, sáng chế tiến bộ nhất của nền y học toàn cầu, Tây y hiện
đang giữ vai trò chủ đạo trong sự nghiệp săn sóc sức khỏe, phòng vả chữa bệnh
cho người dân ở mọi quốc gia. Tuy nhiên, về tổ chức phục vụ, vẫn còn một số
tồn tại, như:
-Khi
bị bệnh thì người bệnh lệ thuộc rất chặt vào bác sĩ, vào cơ sở khám/chữa bệnh
(bệnh viện, trạm xá, phòng khám). Con đường đi đến với bệnh viện, với bác sĩ
cũng không phải lúc nào cũng trơn tru, thoải mái. Ở mỗi nước, hoạt động công
ích y tế dù đã được xã hội hóa đến mức nào (người bệnh được phục vụ miễn phí
một phần, hay tự lo trả hết tiền khám/chữa bệnh, hoặc được quĩ bảo trợ xã hội
đảm nhận phần lớn như tại Bắc Mỹ và châu Âu, vốn gồm các nước có nền y
tế tiên tiến) thì người bệnh vẫn lệ thuộc vào một lô những thủ tục, qui định
– đôi khi cứng nhắc và phức tạp một cách không cần thiết - của
ngành y tế, như: phân cấp tuyến điều trị, thuốc men (đặc trị hay thông
thường) được kê toa cũng hạn chế tùy theo thành phần bệnh nhân khác nhau,
những rạch ròi của chế độ bảo hiểm y tế (như ở Việt Nam) hay của chế độ bảo
trợ săn sóc sức khỏe (healthcare, như ở các nước phương Tây), tiền tạm ứng
phải đóng (khá nặng) ngay khi nhập viện .v.v… Chưa kể là khi bệnh, không phải
lúc nào người bệnh cũng có thể được vào nay để được khám/chữa mà phải chịu
xếp vào lịch hẹn trước.
-
Bệnh được xem là nặng hay nhẹ, khó chữa hay dễ chữa, chứng bệnh nào được chọn
chữa trước.v.v…, đều tùy thuộc vào quyết định của các y, bác sĩ. Ông bà ta
thường nói “phước chủ may thầy” nhưng ở đây, phải nói rằng sự may rủi, có
phước phần mà mau chóng lành bệnh hay không là nghiêng hẳn về phía người bệnh
chứ không phải thầy thuốc. Lý do là, do tình trạng quá tải ở nhiều bệnh viện,
khoảng thời gian khám bệnh của bác sĩ dành cho mỗi người bệnh thường rất ít
ỏi (có khi chưa tới 5 phút). Như thế, dù có nhiều kinh nghiệm trong nghề, dù
nổi tiếng “mát tay” thì một bác sĩ giỏi cũng bị hạn chế khả năng chữa trị,
đồng thời do quá ít thì giờ tiếp xúc với người bệnh, các bác sĩ thường bỏ qua
việc tìm hiểu khía cạnh tâm lý, tình cảm của người bệnh, vốn rất quan trọng
và cần thiết trong quá trình chữa trị. Bệnh nhân, thay vì cần được lắng nghe
và quan tâm sâu sát, tế nhị, thì chỉ còn là con số lạnh lùng trong các bản
báo cáo thực hiện các chỉ tiêu khám bệnh, chỉ tiêu giường bệnh, quyết toán
bảo hiểm y tế…
Thêm
vào đó, văn hóa ứng xử tại bệnh viện hiện nay vẫn còn nhiều chưa ổn. Trong
mối quan hệ giữa thầy thuốc, y tá với người bệnh thì bên cạnh nhưng tấm gương
sáng về y đức, về lòng tận tụy, hy sinh đối với người bệnh…, đây đó vẫn có
tình trạng dửng dưng, vô cảm, hách dịch.
-Cách
chữa trị có phần máy móc, chữa nội khoa (uống thuốc) không hiệu quả thì giải
phẫu và nạn cắt bỏ nhầm cơ quan, bộ phận cơ thể thỉnh thoảng vẫn xảy ra, hay
lỡ cắt bỏ rồi mà không trúng bệnh. Chính trong bước chữa trị bằng thuốc men,
người bệnh cũng phải thường xuyên cảnh giác về phản ứng phụ (cỏn gọi là phản
ứng không mong muốn) của thuốc, nạn thuốc giả, thuốc nhái hay bị kê toa tràn
lan những loại thuốc bổ, thực phẩm chức năng… vô thưởng vô phạt.
-
Do ngán sợ các tình trạng nêu trên ở bệnh viện, cộng với tình trạng chi phí
thuốc men, xét nghiệm, tiền phòng… thường rất tốn hao, khi đã ngã bệnh tại
nhà, nhiều người bệnh cùng gia đình họ thường chần chừ, cứ “để bệnh vài bữa,
coi sao đã!”. Trong thời gian nán chờ này, gia đình người bệnh do thương yêu,
lo lắng, muốn ra tay chăm sóc cho người thân của mình với hy vọng bệnh bớt
được phần nào hay phần ấy, cũng không biết cách chữa trị ra sao. Để rồi khi
bệnh trở nặng mới chở đến bệnh viện thì nhiều trường hợp đã quá trễ! Thảm
cảnh này hay xảy đến với những người bệnh nghèo - cũng là số đông - hoặc
không khá giã. Còn số người giàu có, không thích chữa bệnh tại bệnh viện xô
bồ, họ tìm đến các phòng mạch riêng của các bác sĩ, các phòng khám dịch vụ,
phòng khám ngoài giờ “phục vụ theo yêu cầu” hay các trung tâm chữa trị đặc
biệt kết hợp Đông –Tây y hoặc các liệu pháp tập luyện, nghỉ dưỡng… hỗ trợ
khác. Chữa bệnh kiểu này thì thoải mái hơn nhưng người bệnh phải chịu chi phí
rất cao và về hiệu quả thì nhiều khi không đảm bảo như đã được quảng cáo.
DIỆN CHẦN, MỘT PHƯƠNG PHÁP CHỮA TRỊ GIẢN DỊ MÀ HIỆU
QUẢ
Dù
chỉ mới góp mặt vào nền y học thế giới được 30 năm nhưng Diện Chẩn – Điều
khiển liệu pháp của Việt Nam đã đạt được nhiều thành quả rất có ý nghĩa và
đang được nhiều người học tập cùng thực hành ở nhiều quốc gia. Là một
liệu pháp hỗ trợ, Diện Chẩn đạt được hiệu quả chữa trị là nhờ các ưu thế sau
đây:
-Giản
dị do bệnh nhân tự chữa trị cho chính mình , tức “bệnh nhân chính là thầy
thuốc”, có thể tự chữa đồng thời chữa cho người thân trong nhà cùng mọi người
xung quanh. Phần lý thuyết căn bản của liệu pháp này lại dễ học và dễ thực
hành. Điển hình là chỉ cần vài phút ấn, day (với một cây dò huyệt) hay dán
cao, tác động lên các sinh huyệt hay bộ huyệt theo phác đồ, Diện Chẩn đã có
thể chữa được nhiều bệnh thông thường như cảm mạo, đau lưng, đau bụng, ho dai
dẳng.v.v…
-An
toàn và đạt hiệu quả cao, nhất là đối với các bệnh thông thường, giải quyết
ngay những bệnh nhẹ, đồng thời do có thể được vận dụng thật sớm, ngay tại nhà
người bệnh nên có thể ngặn chận ngay từ đầu các bệnh nặng.
-Cách
chẩn đoán bệnh, chữa bệnh tinh tế, linh hoạt, thuận theo tự nhiên. Nguyên
tắc “tùy biến” của Diện Chẩn cho phép người dùng phương pháp này có thể linh
động dùng lần lượt qua các phác đồ chữa trị khác nhau, cho đến cách chữa
thích hợp nhất, đem lại hiệu quả đối với chứng bệnh và người bệnh. Hơn nữa,
không khí chữa trị bằng Diện Chẩn thật ấm áp tình người do mối
quan hệ gần gũi giữa bệnh nhân – thầy thuốc được thiết lập một cách tế nhị,
phần tâm lý – tình cảm của người bệnh được đặc biệt chú trọng.
-Do
không dùng thuốc nên rất có lợi về mặt kinh tế, phù hợp với đại đa số người
bệnh vốn là người nghèo, có thu nhập thấp, nhất là ở nước nghèo.
DIỆN CHẨN, MỘT GIẢI PHÁP PHỤC HỒI CÁC GIÁ TRỊ NHÂN
BẢN
Xưa
nay, ở bình diện vĩ mô của hoạt động y học – y tế toàn cầu
thì chận đứng một trận đại dịch, bào chế một phương thuốc đặc trị mới mẻ,
phát minh một thiết bị chẩn đoán hiện đại .v.v… vốn là sở trường của Tây y,
nhưngở bình diện vi mô, tức ngay tại nhà của người bệnh hay khu xóm
nhỏ bé mà họ cư ngụ, phương pháp Diện Chẩn – Điều khiển liệu pháp đã có những
đóng góp không nhỏ một khi đã đem lại hiệu quả chữa trị rất thực tế.
Ngày
nay, chúng ta đều biết rằng bởi kiểu sống thực dụng cùng nhịp sống hối hả của
xã hội công nghiệp (còn gọi là xã hội tiêu thụ), tiện nghi sinh hoạt để con
người hưởng thụ có vẻ dồi dào, phong phú hơn xưa nhưng trái lại, mối quan hệ
giữa người và người đang bị mai một, lạnh nhạt dần đi, điển hình như tình
trạng chưa hoàn chỉnh của việc chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe, đã
nêu ở phần trên. Vậy nên một khi Diện Chẩn bằng ưu thế giản dị mà hữu hiệu
của mình, đã tạo điều kiện cho người bệnh được chính những người
thân trong gia đình chữa bệnh cho ngay khi vừa nhuốm bệnh, thì đây là những
cơ hội thật tốt đẹp để người ta chăm sóc, lo lắng cho nhau, đồng thời qua đó
biểu lộ được sự quan tâm, lòng yêu thương và trách nhiệm trong mối quan hệ
người và người, từ ngay trong gia đình ra đến cộng đồng xung quanh ta. Những
gia đình có được tình yêu thương lẫn nhau nhờ có Diện Chẩn sẽ là hạt nhân làm
nẩy nở, kết nối những gia đình khác và qua thời gian sẽ giúp cho xã hội trở
nên tốt đẹp hơn nhờ trước đó, từng nhân tố của xã hội đã trở nên tốt đẹp rồi.
Ngay
khi theo học và bắt đầu thực hành phương pháp Diện Chẩn, mọi học viên – không
biệt nam nữ, già trẻ, giàu nghèo, trí thức hay lao động chân tay… - đều
đã thu nhận được cho mình thật nhiều niềm vui và hạnh phúc. Nhiều học viên đã
bộc lộ rằng qua học và hành Diện Chẩn, phải nói là cuộc sống của mình thay
đổi hoàn toàn, một khi họ đã có được nào là sức khỏe tốt hơn, nào là sự hãnh
diện khi chữa bệnh, giúp ích cho người khác rồi người bệnh biết ơn mà quí mến
mình, nào là có thêm bạn bè, mở rộng quan hệ tốt đẹp với mọi người xung
quanh.v.v…
Nói
tóm lại, khi đem lại lợi ích thiết thực cho nhu cầu chữa bệnh tại mỗi gia
đỉnh củng như tạo nên không khí ấm áp tình người ở những cộng đồng dân cư lớn
hơn trong xã hội, thì qua những thành quả còn khiêm tốn nhưng rất có ý nghĩa
như thế, Diện Chẩn đã tự thể hiện như một giải pháp góp phần phục hồi tính
nhân bản, giá trị nhân văn phải có trong mối quan hệ người với người, vốn
đang trở nên hời hợt, ghẻ lạnh trong đời sống công nghiệp hóa ngày nay trên
thế giới.
TP
HCM, ngày 15 tháng 3 năm 2010
|