MỤC LỤC TRANG

Thứ Năm, 27 tháng 11, 2014

Thầy Bùi Quốc Châu kêu gọi Môn sinh Diện Chẩn Hợp công giúp Hòa thượng THÍCH NHẤT HẠNH vượt qua bệnh trạng hiễm nghèo

THÔNG BÁO KHẨN: Thầy GS TSKH Bùi Quốc Châu kêu gọi môn sinh Diện Chẩn Hợp công giúp Hòa thượng THÍCH NHẤT HẠNH vượt qua bệnh trạng hiễm nghèo
(From: dienchan.com)

Sáng nay tôi vừa nhận được mail của một người không quen, chị tên là Nguyễn Mai Hồng, định cư tại  Moscow (Mạc Tư Khoa) có nhờ tôi giúp Hòa thượng THÍCH NHẤT HẠNH vượt qua cơn xuất huyết não trầm trọng từ ngày 11/11/2014 (Mail của chị Hồng đính kèm).

Tôi rất xúc động trước lời yêu cầu của Phật tử này và cũng tự thấy mình có trách nhiệm trước bệnh trạng hiễm nghèo của Hòa thượng THÍCH NHẤT HẠNH, một nhà sư có những đóng góp to lớn cho đạo Phật ở trong và ngoài nước trong suốt mấy chục năm qua, nên tôi đồng ý giúp theo khả năng của mình.
Vẫn biết “sống chết có số” nhưng cổ nhân cũng có nói “Tận nhân lực mới tri thiên mệnh” nên tôi – với tư cách là thầy thuốc và người sáng lập PP Diện Chẩn - kể từ hôm nay thành tâm kêu gọi TẤT CẢ MÔN SINH DIỆN CHẨN Ở HƠN 120 QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI HÃY NHÍN CHÚT THÌ GIỜ HỢP CÔNG LẠI, NHIỀU LẦN DÙNG PHÁC ĐỒ YÊU THƯƠNG 26 – 60 VÀ CÁC MÔN HUYỀN CÔNG khác tùy theo khả năng của mình để giúp Hòa thượng THÍCH NHẤT HẠNH vượt qua cơn bệnh hiễm nghèo, phục hồi sức khỏe lại như bình thường.
Thành thật cám ơn quý vị.

GS TSKH BÙI QUỐC CHÂU
(Ngày 27/ 11/2014)

==============
Mail của chị MAI HỒNG (ROSE NGUYEN):
Kính gửi Thầy Châu!

Con là Nguyễn Mai Hồng, năm nay 45 tuổi, định cư tại Moscow, LB Nga. Rất tình cờ con tìm thấy thông tin về Thầy, về môn Diện chẩn điều khiển liệu pháp, về tài năng, đức độ và tấm lòng của Thầy. Con cảm phục Thầy, con tự đặt ra quyết tâm sẽ học qua mạng để dùng biện pháp tuyệt diệu này giúp  người thân, bạn bè, người quen, cả những người xa lạ là  người Việt cũng như người Nga. Nếu một ngày nào đó con làm được điều đó, tức là giúp cho mọi người thoát khỏi bệnh tật, có an lạc trong thân, là con sẽ thấy cuộc đời mình có ý nghĩa.
Giờ đây vị Thầy tâm linh của con và vô vàn các Phật tử Việt Nam và nước ngoài, thầy Thích Nhất Hạnh, đang trong cơn lâm nguy ở bệnh viện bên Pháp. Thầy bị xuất huyết não, nay tự thở được nhưng vẫn hay chìm vào giấc ngủ sâu và ít ra hiệu được như những ngày đầu. Mặc dù chư tăng Phật tử đang ngày đêm cầu nguyện cho Thầy, nhưng con trộm nghĩ.... biết đâu... Thầy lại có thể giúp gì cho Thầy Thích Nhất Hạnh được chăng?

Căn bệnh nan y, thời gian cũng đã trôi qua không ít (từ ngày 11/11/2014), nhưng.... biết đâu có sự kỳ diệu nào sẽ xảy ra.

Con tin rằng Thầy biết Thầy Thích Nhất Hạnh, nhưng để chắc chắn con xin gửi thông tin về Thầy Nhất Hạnh như sau

Một lần nữa, xin cho con được bày tỏ lòng kính trọng, biết ơn Thầy- một vị Bồ Tát hóa thân cứu đời! Nếu một ngày nào đó con có dịp được học khóa giảng của Thầy, con sẽ vô cùng hạnh phúc.

Con,
Nguyễn Mai Hồng.
+79265297780

Thứ Sáu, 21 tháng 11, 2014

Chữa bệnh cho mẹ già

Tg: Trần Thị Khánh Ngọc


Mẹ tôi. 85 tuổi
Tình trạng:
Sa dạ con (to bằng quả bóng te-nít), đêm đi giải nhiều. Bác sĩ Tây y nói trường hợp này không phẩu thuật vì tuổi đã cao, khuyên nên nằm nhiều, ngồi ít.

Quá trình chữa:
- Tôi chữa lần đầu, không thành công.
- Lần thứ 2, Bà kêu đau đầu gối, cổ gáy, liên sườn, tức ngực, dạ dày, tim. Tôi chữa hết các chứng đó và xin chữa tiếp chứng sa dạ con.

Kết quả:
- Sau hai tuần tôi hỏi “Mẹ ngủ được không ?” thì Bà nói “ Sa dạ con hết lâu rồi”. (!).
Khi chữa sa dạ con tôi đã làm như sau: Khai thông tổng thể xong thì ấn bộ Thăng khí, phản chiếu dạ con và thêm các huyệt phản chiếu Tỳ :
        365, 22, 127, 53, 63, 19, 143, 1, 189, ... 126, 37.

Mẹ tôi ở với người con cả là anh tôi. Một lần cảm nặng, anh tôi đưa bà đi bệnh viện. Ra viện một tuần thì bà bị tai biến. Người ta nói, bà bị tai biến do trong một thời gian dài, ngày nào cũng ăn 3 lòng đỏ trứng gà úp mật ong.
Bà đến cho tôi chữa. Tôi không dùng các loại thuốc nào cả. Anh tôi không đồng ý, bảo: “Thế giới văn minh đã sản xuất các loại thuốc tan máu đọng, thông bế tắc rồi, sao lại không cho uống ? ”

 Tôi nói:  “Các trường hợp tương tự như thế này em đã làm nhiều rồi và đã có đối chứng. Người đến em chữa cho thì khỏi. Người đi Tây y thì sau 6 tháng vẫn còn dặt dẹo.”
Sau hai tháng, bà đã hoàn toàn bình phục. Các chứng của người già như huyết áp cao, tiểu đêm, chuột rút đều khỏi. Bà tươi trẻ ra nhiều. Đúng là mẹ của “thầy không dùng thuốc”.

(From: facebook.com/khanhngocdc)

Thứ Năm, 20 tháng 11, 2014

DIỆN CHẨN, MỘT GIẢI PHÁP PHỤC HỒI TÍNH NHÂN BẢN

DIỆN CHẨN, MỘT GIẢI PHÁP PHỤC HỒI TÍNH NHÂN BẢN GIỮA CON NGƯỜI VỚI NHAU TRONG XÃ HỘI CÔNG NGHIỆP NGÀY NAY


Ngày nay, nhìn chung thì những thành tựu khoa học kỹ thuật của toàn nhân loại dù ít dù nhiều cũng đã đem một bộ mặt khá “khang trang” cho đời sống xã hội ở các nước trên thế giới. Tất nhiên có hơn, kém nhất định giữa các nước giàu và nước nghèo, nhưng bằng bộ máy tổ chức theo hướng công nghiệp hóa, những nhu cầu thiết yếu trong sinh hoạt đời sống người dân, như ăn ở, việc làm, đi lại, học hành, chữa bệnh.v.v.., đều được đáp ứng bằng những hệ thống phục vụ vận hành theo bài bản, thậm chí được lập trình hóa thật tỉ mỉ và đạt được hiệu quả nhất định.
Tuy nhiên, phía sau bộ mặt phồn vinh ấy, vẫn còn một số vấn đề chưa ổn, ít nhiều đã làm hạn chế sự an lạc trong cuộc sống của người dân các nước. Đó là những bóng mờ, những chỗ còn vênh của nền văn minh chúng ta, điển hình là trong lãnh vực y tế, chữa bệnh, săn sóc sức khỏe cho mọi người trong cộng đồng xã hội.  

KHIẾM KHUYẾT CỦA NGÀNH Y TẾ HIỆN NAY
Bằng mạng lưới hoạt động phổ biến trên thế giới và đi đầu trong việc khai thác những phát minh, sáng chế tiến bộ nhất của nền y học toàn cầu, Tây y hiện đang giữ vai trò chủ đạo trong sự nghiệp săn sóc sức khỏe, phòng vả chữa bệnh cho người dân ở mọi quốc gia. Tuy nhiên, về tổ chức phục vụ, vẫn còn một số tồn tại, như:
-Khi bị bệnh thì người bệnh lệ thuộc rất chặt vào bác sĩ, vào cơ sở khám/chữa bệnh (bệnh viện, trạm xá, phòng khám). Con đường đi đến với bệnh viện, với bác sĩ cũng không phải lúc nào cũng trơn tru, thoải mái. Ở mỗi nước, hoạt động công ích y tế dù đã được xã hội hóa đến mức nào (người bệnh được phục vụ miễn phí một phần, hay tự lo trả hết tiền khám/chữa bệnh, hoặc được quĩ bảo trợ xã hội đảm nhận phần lớn như tại Bắc Mỹ và châu Âu, vốn gồm các nước có nền y tế tiên tiến) thì người bệnh vẫn lệ thuộc vào một lô những thủ tục, qui định – đôi khi cứng nhắc và phức tạp một cách không cần thiết -  của ngành y tế, như: phân cấp tuyến điều trị, thuốc men (đặc trị hay thông thường) được kê toa cũng hạn chế tùy theo thành phần bệnh nhân khác nhau, những rạch ròi của chế độ bảo hiểm y tế (như ở Việt Nam) hay của chế độ bảo trợ săn sóc sức khỏe (healthcare, như ở các nước phương Tây), tiền tạm ứng phải đóng (khá nặng) ngay khi nhập viện .v.v… Chưa kể là khi bệnh, không phải lúc nào người bệnh cũng có thể được vào nay để được khám/chữa mà phải chịu xếp vào lịch hẹn trước.
- Bệnh được xem là nặng hay nhẹ, khó chữa hay dễ chữa, chứng bệnh nào được chọn chữa trước.v.v…, đều tùy thuộc vào quyết định của các y, bác sĩ. Ông bà ta thường nói “phước chủ may thầy” nhưng ở đây, phải nói rằng sự may rủi, có phước phần mà mau chóng lành bệnh hay không là nghiêng hẳn về phía người bệnh chứ không phải thầy thuốc. Lý do là, do tình trạng quá tải ở nhiều bệnh viện, khoảng thời gian khám bệnh của bác sĩ dành cho mỗi người bệnh thường rất ít ỏi (có khi chưa tới 5 phút). Như thế, dù có nhiều kinh nghiệm trong nghề, dù nổi tiếng “mát tay” thì một bác sĩ giỏi cũng bị hạn chế khả năng chữa trị, đồng thời do quá ít thì giờ tiếp xúc với người bệnh, các bác sĩ thường bỏ qua việc tìm hiểu khía cạnh tâm lý, tình cảm của người bệnh, vốn rất quan trọng và cần thiết trong quá trình chữa trị. Bệnh nhân, thay vì cần được lắng nghe và quan tâm sâu sát, tế nhị, thì chỉ còn là con số lạnh lùng trong các bản báo cáo thực hiện các chỉ tiêu khám bệnh, chỉ tiêu giường bệnh, quyết toán bảo hiểm y tế…    
Thêm vào đó, văn hóa ứng xử tại bệnh viện hiện nay vẫn còn nhiều chưa ổn. Trong mối quan hệ giữa thầy thuốc, y tá với người bệnh thì bên cạnh nhưng tấm gương sáng về y đức, về lòng tận tụy, hy sinh đối với người bệnh…, đây đó vẫn có tình trạng dửng dưng, vô cảm, hách dịch.
-Cách chữa trị có phần máy móc, chữa nội khoa (uống thuốc) không hiệu quả thì giải phẫu và nạn cắt bỏ nhầm cơ quan, bộ phận cơ thể thỉnh thoảng vẫn xảy ra, hay lỡ cắt bỏ rồi mà không trúng bệnh. Chính trong bước chữa trị bằng thuốc men, người bệnh cũng phải thường xuyên cảnh giác về phản ứng phụ (cỏn gọi là phản ứng không mong muốn) của thuốc, nạn thuốc giả, thuốc nhái hay bị kê toa tràn lan những loại thuốc bổ, thực phẩm chức năng… vô thưởng vô phạt.
- Do ngán sợ các tình trạng nêu trên ở bệnh viện, cộng với tình trạng chi phí thuốc men, xét nghiệm, tiền phòng… thường rất tốn hao, khi đã ngã bệnh tại nhà, nhiều người bệnh cùng gia đình họ thường chần chừ, cứ “để bệnh vài bữa, coi sao đã!”. Trong thời gian nán chờ này, gia đình người bệnh do thương yêu, lo lắng, muốn ra tay chăm sóc cho người thân của mình với hy vọng bệnh bớt được phần nào hay phần ấy, cũng không biết cách chữa trị ra sao. Để rồi khi bệnh trở nặng mới chở đến bệnh viện thì nhiều trường hợp đã quá trễ! Thảm cảnh này hay xảy đến với những người bệnh nghèo - cũng là số đông - hoặc không khá giã. Còn số người giàu có, không thích chữa bệnh tại bệnh viện xô bồ, họ tìm đến các phòng mạch riêng của các bác sĩ, các phòng khám dịch vụ, phòng khám ngoài giờ “phục vụ theo yêu cầu” hay các trung tâm chữa trị đặc biệt kết hợp Đông –Tây y hoặc các liệu pháp tập luyện, nghỉ dưỡng… hỗ trợ khác. Chữa bệnh kiểu này thì thoải mái hơn nhưng người bệnh phải chịu chi phí rất cao và về hiệu quả thì nhiều khi không đảm bảo như đã được quảng cáo.

DIỆN CHẦN, MỘT PHƯƠNG PHÁP CHỮA TRỊ GIẢN DỊ MÀ HIỆU QUẢ
Dù chỉ mới góp mặt vào nền y học thế giới được 30 năm nhưng Diện Chẩn – Điều khiển liệu pháp của Việt Nam đã đạt được nhiều thành quả rất có ý nghĩa và đang được nhiều người học tập cùng thực hành ở nhiều quốc gia. Là một liệu pháp hỗ trợ, Diện Chẩn đạt được hiệu quả chữa trị là nhờ các ưu thế sau đây:
-Giản dị do bệnh nhân tự chữa trị cho chính mình , tức “bệnh nhân chính là thầy thuốc”, có thể tự chữa đồng thời chữa cho người thân trong nhà cùng mọi người xung quanh. Phần lý thuyết căn bản của liệu pháp này lại dễ học và dễ thực hành. Điển hình là chỉ cần vài phút ấn, day (với một cây dò huyệt) hay dán cao, tác động lên các sinh huyệt hay bộ huyệt theo phác đồ, Diện Chẩn đã có thể chữa được nhiều bệnh thông thường như cảm mạo, đau lưng, đau bụng, ho dai dẳng.v.v…
-An toàn và đạt hiệu quả cao, nhất là đối với các bệnh thông thường, giải quyết ngay những bệnh nhẹ, đồng thời do có thể được vận dụng thật sớm, ngay tại nhà người bệnh nên có thể ngặn chận ngay từ đầu các bệnh nặng.
-Cách chẩn đoán bệnh, chữa bệnh tinh tế, linh hoạt, thuận theo tự nhiên.  Nguyên tắc “tùy biến” của Diện Chẩn cho phép người dùng phương pháp này có thể linh động dùng lần lượt qua các phác đồ chữa trị khác nhau, cho đến cách chữa thích hợp nhất, đem lại hiệu quả đối với chứng bệnh và người bệnh. Hơn nữa, không khí  chữa trị bằng Diện Chẩn thật ấm áp tình người do mối quan hệ gần gũi giữa bệnh nhân – thầy thuốc được thiết lập một cách tế nhị, phần tâm lý – tình cảm của người bệnh được đặc biệt chú trọng.
-Do không dùng thuốc nên rất có lợi về mặt kinh tế, phù hợp với đại đa số người bệnh vốn là người nghèo, có thu nhập thấp, nhất là ở nước nghèo.

DIỆN CHẨN, MỘT GIẢI PHÁP PHỤC HỒI CÁC GIÁ TRỊ NHÂN BẢN
Xưa nay, ở bình diện vĩ mô của hoạt động y học – y tế toàn cầu thì chận đứng một trận đại dịch, bào chế một phương thuốc đặc trị mới mẻ, phát minh một thiết bị chẩn đoán hiện đại .v.v… vốn là sở trường của Tây y, nhưngở bình diện vi mô, tức ngay tại nhà của người bệnh hay khu xóm nhỏ bé mà họ cư ngụ, phương pháp Diện Chẩn – Điều khiển liệu pháp đã có những đóng góp không nhỏ một khi đã đem lại hiệu quả chữa trị rất thực tế.
Ngày nay, chúng ta đều biết rằng bởi kiểu sống thực dụng cùng nhịp sống hối hả của xã hội công nghiệp (còn gọi là xã hội tiêu thụ), tiện nghi sinh hoạt để con người hưởng thụ có vẻ dồi dào, phong phú hơn xưa nhưng trái lại, mối quan hệ giữa người và người đang bị mai một, lạnh nhạt dần đi, điển hình như tình trạng  chưa hoàn chỉnh của việc chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe, đã nêu ở phần trên. Vậy nên một khi Diện Chẩn bằng ưu thế giản dị mà hữu hiệu của mình,  đã tạo điều kiện cho người bệnh được chính những người thân trong gia đình chữa bệnh cho ngay khi vừa nhuốm bệnh, thì đây là những cơ hội thật tốt đẹp để người ta chăm sóc, lo lắng cho nhau, đồng thời qua đó biểu lộ được sự quan tâm, lòng yêu thương và trách nhiệm trong mối quan hệ người và người, từ ngay trong gia đình ra đến cộng đồng xung quanh ta. Những gia đình có được tình yêu thương lẫn nhau nhờ có Diện Chẩn sẽ là hạt nhân làm nẩy nở, kết nối những gia đình khác và qua thời gian sẽ giúp cho xã hội trở nên tốt đẹp hơn nhờ trước đó, từng nhân tố của xã hội đã trở nên tốt đẹp rồi.
Ngay khi theo học và bắt đầu thực hành phương pháp Diện Chẩn, mọi học viên – không biệt nam nữ, già trẻ, giàu nghèo, trí thức hay lao động chân tay… -  đều đã thu nhận được cho mình thật nhiều niềm vui và hạnh phúc. Nhiều học viên đã bộc lộ rằng qua học và hành Diện Chẩn, phải nói là cuộc sống của mình thay đổi hoàn toàn, một khi họ đã có được nào là sức khỏe tốt hơn, nào là sự hãnh diện khi chữa bệnh, giúp ích cho người khác rồi người bệnh biết ơn mà quí mến mình, nào là có thêm bạn bè, mở rộng quan hệ tốt đẹp với mọi người xung quanh.v.v…

Nói tóm lại, khi đem lại lợi ích thiết thực cho nhu cầu chữa bệnh tại mỗi gia đỉnh củng như tạo nên không khí ấm áp tình người ở những cộng đồng dân cư lớn hơn trong xã hội, thì qua những thành quả còn khiêm tốn nhưng rất có ý nghĩa như thế, Diện Chẩn đã tự thể hiện như một giải pháp góp phần phục hồi tính nhân bản, giá trị nhân văn phải có trong mối quan hệ người với người, vốn đang trở nên hời hợt, ghẻ lạnh trong đời sống công nghiệp hóa ngày nay trên thế giới.

TP HCM, ngày 15 tháng 3 năm 2010
BAN BIÊN TẬP WWW.TUCHUABENH.COM

From: http://dienchan.com/index.php?cid=3,4&txtid=993

Thứ Sáu, 14 tháng 11, 2014

Vài hình ảnh của Thầy GS TSKH Bùi Quốc Châu ở Cộng Hòa Sech

Vài hình ảnh của Thấy GS TSKH Bùi Quốc Châu đang ở Cộng Hòa Szech - 11/2014
(Ảnh do Luu Helena cung cấp)