Nhiều bệnh chữa bằng DC-ĐKLP mãi không khỏi, hoặc chữa xong lại tái phát. Hỏi mãi, hóa ra là do thức ăn ! Bới vậy mới có trang này.
--- 0 ---
=====================================
Y HỌC PHƯƠNG TÂY VÀ LIỆU PHÁP TỰ NHIÊN TRONG VIỆC ĐIỀU TRỊ BỆNH TIM MẠCH
Chế độ ăn rau quả đối với bệnh mạch vành.
Bệnh tim và những xúc cảm tâm lý.
Bệnh tim và việc luyện tập thể dục.
=============================================Bẩy công dụng chữa bệnh của đậu đen
Vương Văn Liêu sưu tầm
vvlieu@gmail.com
Đậu đen là thực phẩm có sẵn có thể dùng quanh năm, kể cả loại đóng hộp, phơi khô hoặc vừa thu hoạch. Đây là nguồn thực phẩm ngon miệng và có lợi cho sức khỏe.
Khi kết hợp với các loại thực phẩm khác, nhất là thực phẩm ngũ cốc như: gạo nâu, gạo lức… sẽ tạo ra nguồn protein chất lượng cao, hoàn toàn không có mỡ và dưới đây là một số lợi thế chính chữa bệnh từ đậu đen.
Có tác dụng khử độc sulfates
Do có chứa khoáng chất vi lượng molypden - một thành phần của enzyme sulfile oxidate nên có tác dụng rất tốt trong việc khử độc sulfates (sunfit) cho cơ thể. Đây là hóa chất có nhiều trong thực phẩm chế biến sẵn không có lợi cho con người, làm tăng nhịp tim, gây đau đầu hoặc rối loạn chú ý. Nếu ai cơ thể nhạy với sunfit thì phải bổ sung để nó khử độc. Một bát đậu đen có chứa tới 172% nhu cầu khoáng chất molypden cần thiết cho cơ thể mỗi ngày.
Thực phẩm giàu chất xơ
Trong số những loại thực phẩm giàu chất xơ thì đậu đen được xem là “ứng cử viên” đầu bảng, rất có ích cho quá trình chuyển hóa glucose ở bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường, bằng chứng sau khi ăn xong không hề xuất hiện tình trạng tăng đường huyết. Qua nghiên cứu các nhà khoa học phát hiện thấy, chất xơ hòa tan có khả năng hấp thụ nước trong dạ dày và hình thành ra loại gel làm giảm quá trình chuyển hóa carbohydrate có trong đậu đen. Sự có mặt của chất xơ còn làm giảm cholesterol, nó liên kết với acid mật - thành hần làm tăng cholesterol Do không được cơ thể hấp thụ nên khi đào thải ra ngoài, chất xơ mang theo cả acid mật và kết quả hàm lượng cholesterol của cơ thể giảm theo. Ngoài ra, do có chứa các chất xơ không hòa tan nên đậu đen có tác dụng giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh táo bón, rối loạn tiêu hóa và các chứng bệnh khó chịu có liên quan.
Giàu chất chống oxy hóa
Một nghiên cứu công bố trên tạp chí Nông nghiệp và Hóa thực phẩm (JAFC) của Hoa Kỳ đầu tháng 3 vừa qua cho biết, đậu đen là thực phẩm rất giàu chất chống oxy hóa, hợp chất này có tên là anthocyanins giống như có trong nho, quả mâm xôi, dâu tây… Đặc biệt đậu càng đen, càng thẫm màu thì lại càng giàu chất anthocyanins, chất chống oxy hóa ở đậu đen cao gấp 10 lần các loại thực phẩm khác như: cam, nho hoặc dâu.
Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Một nghiên cứu được thực hiện ở 16.000 đàn ông trung tuổi thuộc 7 quốc gia trong vòng 25 năm, do các nhà khoa học quốc tế thực hiện cho thấy những người ăn nhiều đậu đen, rau xanh, ngũ cốc là nhóm người giảm được tới 82% nguy cơ mắc bệnh tim mạch, so với nhóm người ăn ít nhóm thực phẩm nói trên, đặc biệt là thực phẩm họ đậu, lý do là đậu đen có chứa nhiều chất xơ. Lợi thế của đậu đen là cung cấp chất xơ, folate và magie giúp làm giảm hormocystein, một loại acid amino hay còn gọi là sản phẩm trung gian không có lợi cho quá trình chuyển hóa và một khi hormocystein tăng thì rủi ro mắc bệnh tim, đột quỵ là rất lớn.
Tăng cường năng lượng cho cơ thể và ổn định lượng đường huyết
Ngoài lợi ích cho hệ tiêu hóa, tim mạch, chất xơ hòa tan có trong đậu đen có tác dụng ổn định lượng đường trong máu. Trường hợp cơ thể kháng insulin mắc bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) thì nên tăng cường ăn đậu đen, nó sẽ giúp cơ thể tiêu thụ năng lượng một cách chậm hơn và cuối cùng ổn định lượng đường huyết.
Tăng cường sắt và măng- gan cho cơ thể
Đậu đen có tác dụng rất tích cực trong việc làm tăng năng lượng và hồi phục hàm lượng sắt cho cơ thể và rất hữu ích cho nhóm người bị mất máu bởi chấn thương, hoặc cho phụ nữ giai đoạn hành kinh cũng như cho nhóm người tuổi vị thành niên đang trong giai đoạn phát triển. Măng-gan, vi lượng có trong đậu đen được xem là yếu tố vô cùng quan trọng giúp cơ thể tạo năng lượng và chống lại quá trình oxy hóa do các gốc tự do gây nên. Một bát nhỏ đậu đen có thể cung cấp tới 38% nhu cầu măng-gan cho cơ thể mỗi ngày.
Nguồn bổ sung protein cho cơ thể
Không chỉ ngon miệng, dễ chế biến, đậu đen còn là nguồn thực phẩm giàu hàm lượng protein hứu ích, không có chứa hàm lượng calo quá cao hoặc các loại mỡ xấu như các loại thực phẩm gốc động vật và như trên đã đề cập, nó rất có lợi cho nhóm người ăn kiêng. Một bát nhỏ đậu đen cung cấp khoảng 15,2g protein (tương đương 30,5% nhu cầu protein và 74,8% nhu cầu chất xơ cho cơ thể mỗi ngày), với tổng lượng calo chỉ có 227g đặc biệt hoàn toàn không có chứa mỡ.
YHTH
Theo SK&ĐS
Theo SK&ĐS
======================================================
Những điều không nên
Vương văn Liêu
Sưu tầm và tập hợp
1. Chuối tiêu
Những người bị đau dạ dày, không nên ăn chuối tiêu. Ăn khi no, khi đói đều gây đầy bụng, khó chịu.
2. Khoai lang
Khi đói không nên ăn khoai lang vì khoai lang có thể kích thích dạ dày tiết ra nhiều chất chua, gây nên bị ợ nước chua. Những người bị viêm, đau dạ dày cũng không nên ăn khoai lang, đặc biệt là khi đói để tránh tình trạng bệnh nặng hơn.
3. Quả vải tươi
Khi đang đói không ăn nhiều vải vì cơ thể đột nhiên bị thâm nhập thành phần đường cao mà gây nên tình trạng “say vải” khiến người nôn nao khó chịu, thậm chí gây hôn mê.
4. Uống nước chè
Không uống nước chè ngay sau khi ăn vì:
Trong chè có chất tanin và theocin. Tanin vào dạ dày sẽ kết hợp với protein, vitamin B1 và chất sắt trong thức ăn, tạo thành những hợp chất khó hấp thụ.
Tanin và theocin còn ức chế sự bài tiết dịch vị và dịch ruột. Do đó uống nước chè sau khi ăn gây lãng phí các chất dinh dưỡng, lại làm cho bộ máy tiêu hóa mệt mỏi. Sau khi ăn nửa tiếng đồng hồ mới nên uống nước chè.
5. Ăn hoa quả
Không ăn hoa quả ngay sau khi ăn vì:
Trái cây có đường đơn monosacchant và các loại axit, sẽ kết hợp với axit trong dạ dày tạo ra axit tactaric, citric, dẫn đến đầy hơi, chướng bụng.
Trong các loại trái cây thường dùng như cam, quýt, nho, lê, hồng... lại có plavon, chất này ở đường ruột bị vi khuẩn phân giải thành axit tioxianic, gây ức chế công năng của tuyến giáp trạng, tạo ra tình trạng bệnh lý của tuyến này.
Một số loại hoa quả có hàm lượng tanin và pectin cao; chúng kết hợp với dịch vị, chất xơ và protein trong thức ăn, dễ vón thành những hạt rắn, khó tiêu hóa. Những hạt này gây sỏi ở dạ dày, ruột. Vì vậy, nên ăn hoa quả sau bữa ăn độ 1-3 giờ.
6. Tháo thắt lưng đột ngột
Khi ăn xong, thức ăn lưu thông từ dạ dày xuống ruột bị chậm trễ. Tuy vậy, dạ dày, ruột vẫn không ngừng co bóp một cách khó khăn để đẩy từng ít thức ăn xuống ruột.
Không nên tháo thắt lưng đột ngột vì lượng thức ăn đang bị dồn ép nay được trôi đi nhanh một cách tự do, dễ gây ra các hiện tượng xoắn quai ruột và tắc ruột.
7. Phụ nữ mang thai không nên ăn sữa chua
Phụ nữ mang thai cần 1 lượng lớn canxi, nhưng lượng canxi trong sữa chua không nhiều. Các vi khuẩn có lợi trong sữa chua sẽ phát triển thành chất đề kháng, ngăn ngừa và tiêu diệt được 1 số vi khuẩn gây bệnh nhưng đồng thời cũng phá hoại điều kiện sinh trưởng của 1 số vi khuẩn có ích, ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa thông thường và sự phát triển của thai nhi.
8. Rau cần, cà rốt "thù địch" với gan động vật
Cellulose, acid oxalic xung khắc với sắt: Các loại gan động vật, lòng đỏ trứng gà, đậu nành có chứa nhiều sắt, nên không được ăn cùng với các loại rau cần, cà rốt, khoai chứa nhiều cellulose, và cũng không nên ăn cùng các loại rau như rau chân vịt có chứa nhiều acid oxalic. Vì cellulose và acid oxalic đều sẽ ảnh hưởng tới sự hấp thụ sắt trong thức ăn của cơ thể con người.
=====================================
Y HỌC PHƯƠNG TÂY VÀ LIỆU PHÁP TỰ NHIÊN TRONG VIỆC ĐIỀU TRỊ BỆNH TIM MẠCH
Lương y Võ Hà
Trong những thập niên gần đây khoa học kỹ thuật phát triển đã làm thay đổi nhiều tập quán sinh hoạt và ăn uống của con người. Cuộc sống tĩnh tại, nhiều áp lực tâm lý và chế độ ăn uống nhiều thực phẩm chế biến đã dẫn đến sự gia tăng nhiều bệnh lý về mạch vành như áp huyết cao, đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim. Nguyên nhân chủ yếu của bệnh là do sự tích tụ những mảng xơ vữa bên trong thành mạch máu, làm giảm hoặc làm nghẻn lượng máu và dưỡng khí cần thiết để nuôi dưỡng cơ tim. Mặc dù y học đã có nhiều tiến bộ trong điều trị nội khoa cũng như ngoại khoa nhất là những kỹ thuật nong động mạch hoặc giải phẫu bắt cầu mạch vành. Tuy nhiên cho đến nay, những kỹ thuật nầy vẫn tốn kém một chi phí lớn, bệnh nhân vẫn phải dùng thuốc suốt đời và cuối cùng nguy cơ tái hẹp vẫn là điều phải lo ngại.
Ông Hank Gingsberg, chủ một ngân hàng thương mại đã cho biết gia đình ông đã có 5 người gồm người cha và 4 người chú đã chết vì bệnh tim ở khoảng tuổi trên dưới 50. Bản thân ông cũng đã có triệu chứng đau thắt ngực từ 20 năm trước. Lúc 58 tuổi ông đã phải trãi qua mổ ghép mạch vành 6 lần và sau đó 5 chỗ đã bị nghẹt lại như trước. Các Bác sĩ điều trị lúc đó đã khuyên ông nên về nhà chuẩn bị hậu sự. Vậy mà nay ông đã 64 tuổi và vẫn sống khoẻ mạnh. Ông Wemer Hebenstreit, 75 tuổi, hầu như không còn bước đi nổi khi ông đến chữa trị với Bác sĩ Onish. Giờ thì ông đã khoẻ mạnh và có thể đi leo núi. Đó chỉ là 2 trường hợp điển hình về những bệnh nhân tim mạch đã ổn định nhờ điều trị bằng phương pháp tự nhiên của Bác sĩ Ornish. Ông Dean Ornish M.D. Giáo sư trường Đại học Y California, Giám đốc Viện Nghiên Cứu về Y Khoa Phòng Bệnh ở California Hoa Kỳ, là một trong những nhà tim mạch học nổi tiếng của thế giới, tác giả của quyển sách “Program for reversing heart disease”. Ông là người đầu tiên đã chứng minh được sự phối hợp giữa một chế độ ăn uống thật ít chất béo, vận động thân thể và thực hành thư giãn có thể tiêu diệt được những mãng xơ vữa bám trong thành động mạch. Ông đã từng được Viện Sức Khoẻ Quốc Gia (National Institute of Health) cấp cho một ngân khoản l,6 triệu đô la để tiến hành chương trình nghiên cứu và điều trị bệnh tim bằng liệu pháp tự nhiên. Đến với cách điều trị nầy, các bệnh nhân được hướng dẫn ăn rau quả và ngủ cốc , tập thư giãn, thiền và luyện tập thể dục. Phương pháp cũng đặc biệt quan tâm đến tương tác giữa thầy thuốc và bệnh nhân. Người bệnh được các Bác sĩ và y tá dành nhiều thì giờ lắng nghe, chia sẽ để nâng cao hiểu biết về căn bệnh và tăng cường lòng tin của bệnh nhân vào phương cách điều trị. Kết quả khả quan cũa chương trình đã thu hút sự quan tâm của những công ty bảo hiểm. Công ty Mutual of Omaha đã công nhận bồi hoàn toàn bộ chi phí điều trị theo phương pháp nầy, khoảng 4000 đô la mỗi người, cho những bệnh nhân là khách hàng của công ty. Tính ra chi phí nầy sẽ thấp hơn nhiều so với phí khoản từ 20.000 đến 40.000 đô la cho một lần phẫu thuật tim và vẫn phải lập lại trong vòng không quá 5 năm! Ngược lại, khi cách điều trị bằng liệu pháp tự nhiên đã trở thành một tập quán sinh hoạt thường ngày của người bệnh thì hiệu quả điều trị sẽ mang tính ổn định và lâu dài.
Chế độ ăn rau quả đối với bệnh mạch vành.
Ngày nay, đối với các loại bệnh động mạch vành, có 2 sự thật quan trọng mà các nhà khoa học đều quan tâm. Thứ nhất, chất béo của các loại động vật không được phân giải tốt trong cơ thể là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến xơ vữa động mạch. Thứ hai, chế độ ăn có nhiều chất xơ, nhất là chất xơ trong các loại ngủ cốc thô có tác dụng rất lớn trong việc làm hạ áp huyết, làm cân bằng mức cholesterol trong máu. Bác sĩ Ornish khẳng định chế độ ăn rau quả và ngủ cốc có thể ngăn chặn và làm đảo ngược (arrest and reverse) tình trạng mạch vành trong vòng 1 năm. Bác sĩ Caldwell B. Esselstyn, Jr. một chuyên gia điều trị tim mạch tại Bệnh viện Cleveland, người đã từng tiến hành nghiên cứu trong suốt 20 năm về tác động của ăn chay cũng cho biết sự thay đổi trong chế độ ăn uống có thể chữa khỏi bệnh tim. Trong một cuộc nghiên cứu bắt đầu vào năm 1985, ông và các cộng sự đã theo dõi và cập nhật liên tục tình trạng bệnh lý của 23 bệnh nhân bệnh mạch vành, 21 người trong vòng 11 năm và 2 người còn lại trong vòng 9 năm. Mục đích của cuộc thí nghiệm là để đánh giá xem chế độ ăn rau quả tác động thế nào đến các bệnh lý về mạch vành. Có 5 bệnh nhân đã từ bỏ cuộc thí nghiệm sau thời gian từ 12 đến 15 tháng. Tình trạng bệnh của 5 người nầy phát triển xấu hơn sau khi từ bỏ cuộc thí nghiệm. Số 18 người còn lại đã có 49 lần trãi qua các sự cố về mạch vành trong vòng 8 năm trước khi đến với cuộc thí nghiệm. 17 trong số 18 người nầy không hề có một biểu hiện bệnh lý nào về mạch vành trong suốt 11 năm tham gia thí nghiệm. Người còn lại trong số 18 người là người đã rời bỏ chương trình trong thời gian 2 năm, đã bị một lần đau ngực trong thời gian nầy. Người nầy, sau khi trở lại ăn chay thì không còn đau ngực nữa.
Năm 1989 Ông Ornish cũng đã tiến hành một cuộc thí nghiệm đối với 48 người bệnh tim tình nguyện. Phân nửa số người nầy thực hành chế độ ăn rau quả, ngủ cốc với khẩu phần chất béo thấp (10%), tập thể dục và được hướng dẫn luyện tập thư giãn, thiền để chống Stress. Số còn lại áp dụng chế độ luyện tập và ăn uống theo đúng tiêu chuẩn của Hiệp Hội Y Khoa Hoa Kỳ (lượng chất béo 30%). Sau 1 năm, tình trạng bệnh lý ở nhóm thứ 2 phát triển xấu hơn. Nhiều người có những cơn đau ngực nhiều hơn trước. Xét nghiệm cho thấy những mãng xơ vữa đóng dầy hơn. Tương phản với những người nầy, các xét nghiệm đối với những bệnh nhân ở nhóm 1 đã cho thấy 82% trong số họ đã có những động mạch thông và sạch hơn trước lúc thí nghiệm. Độ cholesterol và huyết áp đều hạ xuống. Hầu hết những người nầy đều cho biết các cơn đau ngực của họ đã biến mất. Điều cần lưu ý là chế độ ăn chay theo phương pháp điều trị của ông Ornish không liên quan gì đến những điều giới răn của tôn giáo mà chỉ lưu ý đến tác động của thức ăn đối với bệnh tim mạch. Bên cạnh việc không hút thuốc lá, ăn ít muối, ông vẫn cho phép người bệnh điều dưỡng theo chế độ nầy có thể dùng một ít rượu, dùng lòng trắng trứng hoặc những chế phẩm từ sữa đã trích ly hết chất béo. Ông cũng khuyến cáo nên ăn thực phẩm toàn phần có nhiều chất xơ như gạo lứt, bánh mì đen, các loại đậu, các loại hạt không tinh chế... Tạp chí Nutrition and Metabolism số tháng 10/2004 cho biết việc thay thế 5,4% chất tinh bột trong chế độ ăn hàng ngày bằng chất xơ tương ứng có thể gia tăng đáng kể sự oxy hoá trong cơ thể. Tháng 6/2005 Tiến sĩ Janine Higgins, Đại học Y khoa Colorado cũng đã công bố một nghiên cứu cho biết mỗi ngày chỉ cần ăn một bửa ăn có chế độ chất xơ thì có thể gia tăng việc đốt mở thêm được từ 20 đến 25%. Một bản tin mới đây của hảng tin ANI thông báo kết quả nghiên cứu của những nhà khoa học Mỹ cũng xác định chỉ cần ăn điểm tâm hàng ngày bằng ngủ cốc (7 lần mỗi tuần) cũng có thể làm giảm 28% nguy cơ bệnh tim so với những người không ăn ngủ cốc. Ngoài ra những nghiên cứu về ăn chay còn cho biết chế độ ăn ngủ cốc thô có bổ sung đa dạng các loại đậu, các loại hạt và rau, củ, quả, rong biển vẫn bảo đảm đủ các loại chất đạm, acid amin thiết yếu cũng như những vi chất cần thiết khác cho cơ thể. Nhìn chung, qua đối chiếu với các kết quả nghiên cứu vừa nêu, chế độ dinh dưỡng của ông Ornish rất lý tưỡng đối với bệnh tim mạch nhưng lại khá khắc nghiệt đối với những người chỉ quen ăn protein động vật, không quen ăn chay. Đối với người Việt Nam chúng ta hiện nay điều nầy cũng không phải là hiếm. Trong những trường hợp nầy người viết thường đề xuất một giải pháp dung hoà. Mỗi ngày nên cố gắng ăn một bửa ăn với ngủ cốc thô. Nên hạn chế các loại thịt đỏ, chỉ dùng một ít thịt trắng như cá, gà, vịt,chim bồ câu. Bù lại nên bảo đảm có khoảng 10g mộc nhỉ đen trong thức ăn hàng ngày, hoặc nấu canh, nấu cháo, nấu chè, hầm với thịt . . Mộc nhỉ đen có tác dụng giải độc cơ thể, tăng cường hệ miển dịch và đặc biệt là làm sạch thành mạch, hạ độ cholesterol trong máu.
Bệnh tim và những xúc cảm tâm lý.
Bác sĩ Ornish cho rằng bệnh tim có nguồn gốc sâu xa từ những cảm xúc tâm lý cũng như từ những nhận thức lệch lạc của bản thân người bệnh trong cuộc sống hàng ngày. Ông nói “Hầu như tất cả những bệnh nhân này đều có cảm giác cách biệt, cách biệt với chính những cảm xúc của mình , cách biệt với những người khác và cách biệt với đời sống tâm linh. Thay vì thấy mình là một phần liên hệ của cuộc sống, họ cảm thấy xa rời và tách biệt với mọi thứ. Với cãm tưỡng như thế, thái độ của họ sẽ phát sinh ra một chuỗi phản ứng của sự huỷ diệt.” Với quan điểm nầy, ông xem việc ngồi thiền là một yêu cầu quan trọng trong việc điều trị bệnh tim. Thiền là những phương pháp tập trung tư tưỡng, buộc tâm vào một đối tượng nhất định nhằm tạo ra hiệu ứng ức chế nghĩ ngơi trên toàn bộ võ nảo. Những nghiên cứu của y học hiện nay đều cho thấy nhiều phương pháp thiền khác nhau đều có tác dụng làm dịu thần kinh, giảm bớt tình trạng lo âu, trầm uất, giúp người bệnh cải thiện hành vi và dễ hoà hợp với cuộc sống, với những người chung quanh hơn. Riêng đối với bệnh tim, ông Carry Barbor, một chuyên gia điều trị tâm lý cũng co biết “Trong khi ở những người bình thường, đáp ứng chống trả hoặc bỏ chạy kéo theo sự kích hoạt và tăng tiết chât Adrenalin làm gia tăng nhịp tim và những nguy cơ máu đông thì ngược lại những đáp ứng thư giãn sẽ làm giảm chuyển hoá, giảm nhịp tim, hạ thấp sóng nảo và cải thiện những triệu chứng của bệnh tim mạch.” Về mặt tâm linh, ngồi thiền là quá trình tiến đến sự hợp nhất, hợp nhất giữa thân và tâm, hợp nhất giữa con người và hoàn cảnh chung quanh. Do đó, ngoài việc tạo ra nhưng đáp ứng thư giãn , thiền còn là một hình thức đối trị với tình trạng phân ly trong tâm lý người bệnh. Ông nói “Khi tâm trí bạn tĩnh lặng bạn sẽ không còn cảm thấy tách lìa và cô đơn nữa vì bạn đã được kết nối với đại ngã tâm linh”.
Bệnh tim và việc luyện tập thể dục.
Hoạt động thể lực dưới hình thức lao động chân tay hoặc luyện tâp thể dục thể thao phù hợp với độ tuổi và điều kiện sức khoẻ luôn là yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc giữ gìn hoặc cải thiện sức khoẻ. Đối với bệnh tim mạch cũng vậy. Ngoại trừ những trường hợp cần sự nghĩ ngơi tuyệt đối ở những người đau thắt ngực không ổn định, nhồi máu cơ tim cấp, suy tim nặng hoặc áp huyết cao trên 180/100 mmHg, ở tất cả những trường hợp khác hoặc khi tình trạng đã được ổn định, người bệnh luôn được khuyến khích phải tập luyện thể dục. Cách luyện tập dễ dàng và thông dụng nhất là đi bộ. Đi bộ từ chậm đến nhanh dần, từ 10, 15 phút lúc ban đầu tiến đến khoảng 30 phút mỗi ngày là đủ để tạo ra hiệu ứng chữa bệnh. Đi bộ thường xuyên giúp kích hoạt khí huyết lưu thông, tăng cường sức dẽo dai của thành mạch, điều hoà lượng mỡ trong máu nên có thể cải thiện các triệu chứng bệnh lý của động mạch vành.
Nói chung, những nguyên tắc điều trị của Bác sĩ Ornish từ chể độ ăn rau, quả và ngủ cốc thô, luyện tập thể dục, thư giãn cho đến việc xây dựng nên một lối sống hoà hợp và niềm tin vào cuộc sống, vào phương thức điều trị đều không lạ lẫm gì đối với nền y học truyền thống của chúng ta. Có chăng là ông đã mạnh dạn tổng hợp và triển khai thành một phương pháp cụ thể cho những người bệnh tim. Tóm lại, ngoài những trường hợp cấp cứu cần những biện pháp cấp thời để giải quyết triệu chứng thì việc chữa trị tận gốc những bệnh tim mạch cần dựa vào một lối sống lành mạnh bao gồm chế độ ăn uống, luyện tập thân, tâm và phát triển về tâm linh.
Cuối cùng, trước những luận cứ đã như “hai năm rõ mười” như thể thì tại sao hiện vẫn còn không biết bao nhiêu người vẫn phải khốn khó vì bệnh tim mạch? Chi riêng ở Mỹ đã có trên bốn mươi triệu người bệnh tim đã được chẩn đoán. Con số lớn hơn những người bệnh mà chưa đến bệnh viện. Chi phí mà dân Mỹ đã phải bỏ ra để chữa trị cho căn bệnh nầy đã lên đến 78 tỉ đô la hàng năm. Có thể hiểu được phần nào thực trạng nầy qua những dòng tâm sự của Tiến sĩ Dean Ornish “Nếu tôi làm một phẫu thuật bắt cầu, công ty bảo hiểm của người bệnh sẽ trả ít nhất 30 ngàn đô la. Nếu tôi làm phẫu thuật nong động mạch vành, công ty bảo hiểm sẽ trả ít nhất 7 ngàn năm trăm đô la. Nếu tôi dùng thời gian ấy để dạy cho một bệnh nhân cách ăn uống và những kỷ thuật để đối phó với những căng thẳng, công ty bảo hiểm chỉ trả không hơn 150 đô la. Nếu tôi cũng dùng thời gian ấy để dạy cho người bệnh làm sao để giử gìn sức khoẻ , tránh được bệnh tật thì tôi không được xu nào. Bởi vậy, không ngạc nhiên khi các bác sĩ dành nhiều thời gian cho công việc được trả thù lao hậu hỉ. Hơn nữa, ngay ở trường Y chúng tôi cũng không được đào tạo gì nhiều về dinh dưỡng hay cách đối phó với những căng thẳng trong chính cuộc đời mình hoặc dạy cho bệnh nhân những kỷ thuật xử lý những căng thẳng thần kinh nơi họ. Do đó, những bác sĩ y khoa chúng tôi thường hành nghề theo cách mình đã được huấn luyện và theo cách chúng tôi được trả tiền để làm”.
Thực phẩm làm giảm huyết áp
Vương Văn Liêu sưu tầm
1.Sử dụng dấm
- Lạc sống 500g, giấm vừa đủ. Đậu phộng sống cả vỏ trong đem ngâm với giấm trên 1 tuần (ngâm càng lâu càng tốt). Mỗi ngày khuấy đều 1 lần. Mỗi tối trước khi đi ngủ nhai ăn 10 hột đậu phộng. Tác dụng hoạt huyết hóa ứ (máu tuần hoàn, không ứ tắc), giảm huyết áp. Thích hợp dùng cho cao huyết áp thời kỳ đầu và xơ cứng động mạch.
-Trứng gà 1 quả, giấm 60 ml. Trứng gà đập vào trong chén, thêm giấm khuấy đều, bắc lên bếp nấu chín. Dùng ăn sáng lúc bụng đói, 7 ngày là 1 liệu trình, có thể dùng liền vài liệu trình. Thích hợp dùng cho bệnh cao huyết áp.
- Đường phèn 500g, giấm 100 ml. Cho đường phèn hòa tan trong giấm. Dùng uống sau bữa ăn, mỗi lần 10g, ngày 3 lần, 10 ngày là 1 liệu trình. Thích hợp dùng cho bệnh cao huyết áp, chứng cao mỡ máu.
2.Chân gà
Trong một bài viết đăng trên tạp chí Hóa Học và Thực Phẩm Nông Nghiệp, các nhà nghiên cứu nói họ đã chiết xuất được collagen từ chân gà và sau đó cho những con chuột cao huyết áp ăn. Những con chuột được cho ăn collagen - loại protein trong mô liên kết của động vật - có mức huyết áp thấp hơn sau đó tám giờ, so với một nhóm chuột khác được cho dùng dung dịch muối. Nhóm chuột được cho ăn collagen tiếp tục có mức huyết áp giảm nhiều trong bốn tuần sau đó.
Cuộc nghiên cứu được thực hiện với sự hợp tác của Trung tâm Nghiên cứu và phát triển của các nhà đóng gói thịt của Nhật Bản và các nhà nghiên cứu tại Đại học Hiroshima .
Huyết áp cao dai dẳng là một trong những yếu tố nguy hiểm dẫn đến đột quỵ, đau tim, suy tim và là nguyên nhân hàng đầu của chứng suy thận mãn tính. Huyết áp cao cũng được cho là nguyên nhân của 4,5% gánh nặng bệnh tật của thế giới và phổ biến tại nhiều nước đang phát triển cũng như tại nhiều nước phát triển.
=============================
Mười đối tượng không được dùng nhân sâm
Vương văn Liêu sưu tầm
Nhân sâm có mặt tốt là một loại thuốc bổ dưỡng, làm cho cường tráng cơ thể, lại có một phản ứng phụ rất đáng chú ý, mười đối tượng sau đây cần kiêng dùng:
1. Bị cảm mạo, phát sốt
Khi bị cảm mạo, bất kể là do cảm nhiễm vi-rút hay nhiễm khuẩn, đều có biểu trưng ngoại cảm. Trị liệu lấy sơ phong tán hàn hoặc thanh nhiệt giải biểu, để trừ bỏ ngoại tà. Nhân sâm bổ khí, có thể làm cho ngoại tà trệ lưu trong cơ thể không thể phát tiết ra ngoài được, ảnh hưởng đến hiệu quả trị liệu, kéo dài bệnh tình. Cho nên trong thời gian bị cảm mạo không nên uống nhân sâm.
2. Bị bệnh gan, mật cấp tính
Viêm gan truyền nhiễm cấp tính, viêm túi mật cấp tính, bệnh sỏi mật, xuất hiện đau sườn, đau bụng, hoàng đản, phát sốt, đều là triệu chứng gan mật bị thấp nhiệt tăng chứa làm trở ngại, vì thế khí không lưu thông thanh thoát được. Trị liệu là lấy thanh lợi thấp nhiệt, lí khí đạo trệ làm chính. Nếu uống nhân sâm vô hình chung trợ thấp sinh nhiệt, làm cho khí trệ uất kết, làm cho chứng bệnh nặng thêm.
3. Viêm dạ dày, viêm ruột cấp tính, bị nôn mửa, đau bụng, đi ngoài.
Bệnh này thuộc thấp nhiệt tích trệ. Trị liệu cần thực đạo trệ, hòa vị thanh trường, không nên ăn bồi bổ, càng không nên dùng nhân sâm; nếu không, dạ dày và ruột càng bị lấp nhét thêm làm cho bệnh tình nặng lên chứ không ích bổ gì.
4. Bị viêm loét hốc dạ dày cấp tính và xuất huyết
Đau dạ dày là chứng viêm loét ở bộ phận dạ dày, dịch vị ra quá nhiều, dạ dày bị co giật gây nên. Trung y gọi là do khí trệ vị hỏa mà sinh ra đau, huyết nhiệt chạy lung tung mà sinh ra xuất huyết. Chữa trị cần phải lí khí hòa vị, lương huyết chí huyết. Nhân sâm thì lại bổ khí, làm cho khí càng thịnh lên, huyết càng hưng vượng sẽ rất khó làm giảm đau và làm hết đau.
5. Bị giãn phế quản, bị lao, ho ra máu
Khi bị cảm nhiễm giãn phế quản, bị bệnh lao... thường có ho ra máu, trong đờm có máu, bị ho, có người sốt nhẹ, xuất huyết, biện chứng trong Trung y là âm hư hỏa vượng, phế âm suy nhược. Trị liệu cần phải tư âm giáng hỏa, lương huyết chỉ huyết. Nhân sâm có thể làm thương âm động hỏa, càng làm hiện tượng nôn ra máu nặng thêm.
6. Bị cao huyết áp
Đầu váng mắt mờ, mắt đỏ tai ù, nôn nóng hấp tấp, cuống cuồng, dễ nổi nóng, mạch huyền, đó là can dương lên cao, can hoả viêm tấy lên. Trị liệu cần phải bình can tiền dương, thanh tiết can hỏa. Nhân sâm thì có cả 2 tác dụng đối với huyết áp: Liều lượng nhỏ sẽ làm tăng huyết áp, liều lượng lớn thì làm hạ huyết áp. Nhưng nói về mặt lâm sàng, nhân sâm có thể làm nặng thêm triệu chứng can dương can hỏa. Hơn nữa liều thuốc rất khó nắm vững được, cho nên người cao huyết áp nói chung không nên uống nhân sâm.
7. Bị di tinh, xuất tinh sớm
Phần lớn là do gan thận tương hỏa vượng thịnh, âm hư là nhiều, thuỷ không dưỡng hỏa. Nhân sâm có tác dụng như sex hóc-môn, thúc đẩy kích thích tố tình dục có tác dụng nâng cao cơ năng sinh dục, những thanh niên bị di tinh và sớm xuất tinh, thường rất nhạy cảm và bị kích thích mạnh về tình dục, uống nhân sâm sẽ làm nặng thêm tình trạng di tinh và xuất tinh quá sớm.
8. Có bệnh về hệ thống miễn dịch
Các bệnh tự thân miễn dịch như ban đỏ, mụn nhọn, viêm khớp loại phong thấp, bệnh da cứng, phần nhiều thanh niên hay mắc, trong đó nữ thanh niên bị mắc nhiều hơn, thấy nhiều ở những người bị âm hư hỏa vượng, bị ức chế miễn dịch của tế bào và miễn dịch của các chất lỏng trong cơ thể lên cao. Nhân sâm có thể tăng cường miễn dịch, làm cho kháng thể tăng lên nhiều, do đó kích thích kháng hạch kháng thể hoạt động. Nhân sâm không thích hợp với những bệnh nói trên.
9. Phụ nữ ở thời kì mang thai
Trong trường hợp bình thường, những người mang thai không cần phải uống thuốc gì cả. Nếu uống nhân sâm vào, thành phần của nhân sâm sẽ có thể thông qua tuần hoàn huyết dịch được thai nhi hấp thu một phần, làm tăng thêm thai hỏa, rất bất lợi cho thai nhi và có thể dẫn tới tình trạng khó sinh.
10. Trẻ nhỏ dưới 14 tuổi
Cơ thể thuần dương (khí dương còn non và giữ vai trò chủ yếu trong hoạt động sinh lí của trẻ trong thời kì sinh trưởng), âm thường không đủ, dương thì dư thừa, không nên sử dụng nhân sâm để làm bổ dương khí của chúng. Nhân sâm có thể thúc đẩy sự phát dục của tuyến sinh dục phát triển, đó là điều rất nên tránh đối với trẻ nhỏ để tránh cho tuyến sinh dục sớm thành thục. Những trẻ sơ sinh, trẻ dưới 1 năm, lại càng cần kị uống nhân sâm, ngay kể cả thanh niên cũng không nên uống nếu không có chỉ định nghiêm ngặt của bác sĩ Trung y
BS Xuân Lục
(Theo Tạp chí Đông y Trung Quốc)
===========================
Những điều cần biết
Vương Văn Liêu sưu tầm và tập hợp
ĐT 0913558331
Ăn uống có vai trò vô cùng quan trọng trong việc phòng bệnh và chữa bệnh. Nếu chỉ chú tâm vào chữa bệnh, kết quả nhiều khi không được như mong muốn. Ví như bị bệnh Gut mà ăn mắm tép, bệnh mỡ máu cao mà ăn thịt chó, bệnh ngứa lại ăn thịt gà thì, tim yếu hàng ngày cứ uống đẫy nước cam… thì có chữa mãi cũng chẳng thành công. Dưới đây là tập hợp một vài thông tin giúp bạn đọc ứng dụng trong giữ gìn sức khỏe hàng ngày
Thắc mắc về mật ong và bệnh tiểu đường
Mật ong không chỉ là một thực phẩm bổ dưỡng, nó còn là thuốc chữa một số bệnh. Tuy nhiên, với bệnh nhân tiểu đường, mật ong có phải là một loại thuốc ? Hãy lắng nghe các chuyên gia người Pháp trả lời những câu hỏi thắc mắc quanh vấn đề này.
1. Mật ong có phải là thực phẩm tốt cho cho bệnh nhân tiểu đường?
Không. Thành phần của mật ong gồm có 38% fructoza, 31% đường gluco và một số chất hoá học polisacarit khác. Chính vì vậy, mật ong không được khuyên dùng đối với bệnh nhân tiều đường
2. Mật ong là loại thực phẩm chống chỉ định?
Không. Mật ong không gây hại gì cho bệnh nhân tiểu đường do đó nó không phải là thực phẩm chống chỉ định. Trong trường hợp cần bổ sung lượng gluco vào khẩu phần ăn hàng ngày để giữ cân bằng trong chế độ dinh dưỡng cho người bệnh, có thể dùng mật ong. Tuy nhiên bệnh nhân chỉ nên sử dụng một lượng rất nhỏ.
3. Một số loại mật ong có công dụng trong điều trị bệnh tiều đường
Không. Chất fructoza không được coi là phương thuốc chữa bệnh tiều đường, hơn thế nó còn tác động không tốt đối với quá trình chữa bệnh. Do đó, ngay kể cả loại mật ong có thành phần fructoza cao cũng không được sử dụng cho bệnh nhân tiểu đường.
4. Khi nào mật ong có lợi cho bệnh nhân tiều đường?
Đối với bệnh nhân tiểu đường được điều trị bằng insulin, mật ong được sử dụng trong trường hợp bệnh nhân dùng thuốc quá liều, dẫn đến bị hạ đường huyết, thậm chí hôn mê.
Trong những trường hợp như vậy, uống một chút mật ong sẽ là cách cấp cứu kịp thời, làm tăng nhanh lượng gluco trong máu, giúp hạn chế được những hậu quả nghiêm trọng do dùng thuốc quá liều gây nên. Đây thực sự là biện pháp rất đơn giản mà những bệnh nhân tiểu đường và gia đình cần ghi nhớ.
Quỳnh Anh
Theo Mediste
4 cốc trà một ngày giúp ngừa chứng nhồi máu cơ tim
TPO - Chất chống oxy hóa có trong trà có tác động tốt tới quá trình hóa sinh của cơ thể con người. Vì vậy, uống ít nhất bốn cốc trà một ngày sẽ rất tốt đặc biệt, giúp ngăn ngừa chứng nhồi máu cơ tim
Những chất oxy hóa có trong trà, hay còn được gọi là những polyphenon, sẽ tác động tới quán trình hóa sinh của cơ thể con người, giúp ngăn chặn sự đe dọa của chứng nhồi máu cơ tim.
Ngay cả khi bạn cho thêm sữa vào trà thì điều đó cũng không làm giảm tác động có ích của trà.
Bác sỹ dinh dưỡng người Anh, Carrie Ruxton, thành viên của một tổ chức chuyên nghiên cứu về trà còn cho biết thêm: “Cũng có một nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng: những người phụ nữ cao tuổi bị giòn xương, khi uống nhiều hơn bốn cốc trà một ngày đều đã tự làm cho xương của mình chắc khỏe hơn.
“Rõ ràng là sẽ còn nhiều những nghiên cứu nữa về ích lợi của trà. Nhưng trong khi chờ đợi những nghiên cứu mới này, chúng ta có thể bằng lòng với việc “nạp” vào cơ thể từ ba đến tám cốc trà một ngày” để có một sức khỏe tốt hơn.
Những kết quả nghiên cứu hoàn chỉnh sẽ được công bố trên tờ thông tin của hiệp hội dinh dưỡng Anh vào tháng tới.
Đoàn Thị Mơ Theo Dailymail
Cà phê và bệnh gout
Theo một nghiên cứu qui mô lớn của các nhà khoa học Canada và Mỹ, mỗi ngày uống từ 4 tách cà phê trở lên có thể làm giảm 40% nguy cơ mắc bệnh gút – một bệnh viêm khớp phổ biến nhất ở nam giới trên 40 tuổi.
Bệnh gút (gout), còn được gọi là bệnh thống phong, thực chất là bệnh viêm khớp xuất phát từ sự rối loạn chuyển hóa uric acid trong cơ thể, dẫn đến hàm lượng uric acid tăng cao trong máu, tạo nên những tinh thể muối urate quanh các khớp gây đau nhức dữ dội. Hơn nữa, muối urate còn lắng đọng cả ở thận, gây sỏi thận, dẫn đến tăng huyết áp, suy tim, suy thận và có thể dẫn đến tử vong.
Trong quá khứ, bệnh nhân có nguy cơ bị gút được khuyên không nên uống cà phê. Nhưng tiến sĩ Hyon Choi, thuộc trường Đại học British Columbia ở Canada và các cộng sự – thuộc Trung tâm Nghiên cứu viêm khớp Canada, Đại học British Columbia, Bệnh viện Phụ nữ, trường Y khoa Harvard, và trường Y tế Công cộng Harvard ở Boston – đã thực hiện một nghiên cứu lớn để tìm hiểu về ảnh hưởng thật sự của cà phê đối với bệnh này.
Uống 6 tách trở lên: nguy cơ giảm 59%
Cuộc nghiên cứu được thực hiện trong suốt 12 năm qua đối với khoảng 50.000 người đàn ông từ 40 đến 75 tuổi và không có tiền sử bệnh gút. Những người này đã cung cấp những thông tin chi tiết về tình hình sử dụng cà phê có caffeine, cà phê không có caffeine, trà, các thức uống có chứa caffeine – như coca và chocolate.
Họ được phân loại thành 4 nhóm: không bao giờ uống, ít hơn 1 tách, 1-3 tách, 4-5 tách, và 6 tách trở lên bình quân mỗi ngày. Những thông tin này được cập nhật 4 năm 1 lần.
Trong thời gian nghiên cứu, đã có 757 người đã mắc bệnh gút, và các chuyên gia nhận thấy hàm lượng uric acid giảm đáng kể trong máu những người uống nhiều cà phê, và nhờ đó nguy cơ mắc bệnh cũng giảm đi tương ứng.
Cụ thể là, so với những người không bao giờ uống cà phê thì những người sử dụng thức uống này có những mức độ giảm nguy cơ như sau: uống 4-5 tách cà phê mỗi ngày, nguy cơ giảm 40%; uống 6 tách trở lên, nguy cơ giảm 59%.
Theo kết quả nghiên cứu, nguy cơ giảm được ghi nhận ở cả những người uống cà phê đã được khử chất caffeine và tổng số chất caffeine đưa vào cơ thể hàng ngày không có tác động gì đến nguy cơ mắc bệnh. Đồng thời, việc uống trà cũng không làm giảm nguy cơ mắc bệnh gút.
Để đảm bảo tính chính xác của nghiên cứu, các chuyên gia đã loại trừ những nhân tố có ảnh hưởng như: chỉ số kích thước cơ thể (BMI) , tiền sử cao huyết áp, mức độ uống rượu, chế độ ăn có nhiều thịt đỏ và thực phẩm giàu chất béo, v.v….
Một chất khác, không phải caffeine, làm giảm uric acid
Qua nghiên cứu này, các chuyên gia nhận định rằng không phải caffeine, mà là một chất nào đó, chẳng hạn như chlorogenic acid – một chất chống oxy hóa mạnh – có tác dụng làm giảm nồng độ uric acid trong máu. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu chưa xác định được cơ chế tác động của 1 chất như thế. Họ cho biết sẽ tiếp tục tìm hiểu về vấn đề này trong thời gian tới.
Tiến sĩ Choi nhấn mạnh: “Bệnh này xảy ra ở nam giới nhiều hơn phụ nữ, và nghiên cứu này được thực hiện trực tiếp và trong một thời gian dài đối với nam giới chưa từng mắc bệnh gút và từ 40 tuổi trở lên – lứa tuổi dễ bị bệnh gút nhất”.
Tuy nhiên, ông Choi nói rằng nghiên cứu này không nhằm mục đích khuyên mọi người đổ xô đi uống cà phê để trị bệnh gút. Nhưng theo ông, “nếu bạn đang có thói quen uống cà phê mỗi ngày và đang bị bệnh gút, hoặc đang có nguy cơ cao về bệnh gút thì không cần phải ngưng uống hay giảm lượng cà phê uống hàng ngày”.
Cà phê là một trong những loại thức uống được tiêu thụ rộng rãi nhất trên thế giới. Hiện nay, tỉ lệ tiêu thụ cà phê trung bình mỗi ngày trên thế giới là 1 tách rưỡi; riêng ở Mỹ, tỉ lệ này là trên 3,5 tách và có hơn 50% người Mỹ uống 2 tách mỗi ngày.
Là một trong những mặt hàng được kinh doanh nhiều nhất trên thế giới, được sản xuất ở hơn 60 nước và mang lại tổng doanh thu bán lẻ hàng năm trên 70 tỉ USD, cà phê được nghiên cứu ngày càng nhiều và đã được xác định là có liên quan đến việc làm giảm nguy cơ mắc một số bệnh, đặc biệt là bệnh gan và tiểu đường.
Nghiên cứu này đã được công bố trên tạp chí Arthritis & Rheumatism (Viêm khớp & Bệnh thấp khớp) vào hôm 25/5/2008
Quang Thịnh (Theo Science Daily, First Science, Reuters, Food Production Daily)
=========================
Thực phẩm và bệnh tiểu đường
Vương Văn Liêu Sưu tầm và tập hợp
Gấc
(VnMedia)- Theo Tổ chức Y tế thế giới, số người bị tiểu đường trên thế giới sẽ tăng lên 300 triệu vào năm 2025 so với 150 triệu người hiện nay. Tiểu đường là một bệnh mạn tính, có tác động của yếu tố di truyền, do hậu quả của sự thiếu hụt Insulin (một loại hóc môn do tụy hay còn gọi là lá mía của người tiết ra).
Bệnh được đặc trưng bởi tình trạng tăng đường ở trong máu và các rối loạn chuyển hóa khác. Gần đây, số người mắc bệnh tiểu đường trên thế giới gia tăng với tốc độ rất nhanh chóng, do vậy hiện nay tiểu đường được xem như là một đại dịch của toàn cầu.
Bệnh được đặc trưng bởi tình trạng tăng đường ở trong máu và các rối loạn chuyển hóa khác. Gần đây, số người mắc bệnh tiểu đường trên thế giới gia tăng với tốc độ rất nhanh chóng, do vậy hiện nay tiểu đường được xem như là một đại dịch của toàn cầu.
Hiện nay chưa rõ nguyên nhân chính xác gây ra bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, người ta ghi nhận có yếu tố di truyền hoặc gia đình (tức là khi gia đình có người bị tiểu đường thì những người còn lại có nguy cơ dễ bị bệnh tiểu đường hơn). Yếu tố xã hội cũng góp phần gây ra bệnh tiểu đường như mập phì, cách ăn uống, lối sống ít hoạt động thể lực… đây là yếu tố mà chúng ta có thể cải thiện được.
Phát hiện mới từ Gấc
Có rất nhiều phương pháp điều trị cho bệnh nhân tiểu đường như sử dụng thuốc, chế độ ăn uống…Trong báo cáo khoa học mới đây được trình bày tại Hội thảo “Dinh dưỡng lâm sàng và một số bệnh rối loạn chuyển hóa” tổ chức tại Tokyo – Nhật Bản, Giáo sư Nguyễn Văn Chuyền – Trường Đại học Japan Women’s University - Tokyo, Nhật Bản - đã có một kết luận đặc biệt đáng chú ý: "Chúng tôi đã nghiên cứu một loại antioxidative Carotenoid mới là Lycopene. Với sự cộng tác của San Eigen FFI, một công ty hàng đầu của Nhật Bản về phẩm màu, chúng tôi đã phân tích quả GẤC, một loại quả được dùng để nấu xôi ở Việt Nam. Nồng độ lycopene trong phần ăn được của quả gấc cao gấp 10 lần nồng độ của các loại trái cây và rau quả được xem là nguồn giàu Lycopene. Như vậy quả gấc được xem là một nguồn antioxidants mới quý giá để dự phòng biến chứng của tiểu đường và các bệnh mãn tính khác".
Kết luận đã được đúc kết qua công trình nghiên cứu “Khả năng dự phòng biến chứng tiểu đường bằng chất chống oxy hóa trong khẩu phần ăn”. Theo những chứng minh trong công trình này thì trong tiểu đường có hai phản ứng quan trọng xảy ra đó là Glycation và Lipid Peroxidation. Hai phản ứng này được xem là nguyên nhân gây biến chứng trên hệ thống mạch máu, da, thận, võng mạc, thần kinh ngoại biên và thủy tinh thể của bệnh nhân tiểu đường. Antioxidants được biết là có tác dụng tẩy sạch những mẫu reactive oxygen cũng như là các gốc (radical) được tạo thành trong quá trình Glycation và Lipid Peroxidation trong vitro cũng như vivo…
Kết luận đã được đúc kết qua công trình nghiên cứu “Khả năng dự phòng biến chứng tiểu đường bằng chất chống oxy hóa trong khẩu phần ăn”. Theo những chứng minh trong công trình này thì trong tiểu đường có hai phản ứng quan trọng xảy ra đó là Glycation và Lipid Peroxidation. Hai phản ứng này được xem là nguyên nhân gây biến chứng trên hệ thống mạch máu, da, thận, võng mạc, thần kinh ngoại biên và thủy tinh thể của bệnh nhân tiểu đường. Antioxidants được biết là có tác dụng tẩy sạch những mẫu reactive oxygen cũng như là các gốc (radical) được tạo thành trong quá trình Glycation và Lipid Peroxidation trong vitro cũng như vivo…
Ở Việt Nam đã có rất nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh dầu gấc Việt Nam là một loại thuốc, một loại thực phẩm có tác dụng phòng chữa bệnh. Người khởi xướng, biến những nghiên cứu về Gấc để chế biến thành viên nang dầu gấc đầu tiên có tên Vinaga là Bác sĩ Nguyễn Công Suất. Đây là một trong những thực phẩm – thuốc có giá trị hiện nay, một món quà quý vô giá của thiên nhiên ban tặng, có chức năng phòng chống thiếu vitamin, tăng khả năng miễn dịch, tăng sức đề kháng của cơ thể, chống ô xy hóa, chống lão hóa tế bào, phòng chữa bệnh tật, loại bỏ các tác động có hại của môi trường: hóa chất độc, tia xạ… giúp cơ thể phát triển khỏe mạnh, nhất là đối với trẻ em và phụ nữ. Mới đây, Công ty VNPOFOOD của bác sĩ Nguyễn Công Suất đã sản xuất thêm một loại sản phẩm mới là dầu gấc đóng chai với thương hiệu Dầu gấc Việt Nam G8 nhằm cung cấp cho thị trường có thêm một loại dầu gấc bổ sung vào các món ăn như cháo, bột cho trẻ nhỏ và nấu các món ăn như xôi gấc khi mùa gấc chưa chín…
Với khám phá mới được công bố, Gấc lại ghi “danh” thêm cho mình một công dụng mới cho người bị bệnh tiểu đường. Người bệnh có thể sử dụng loại gấc đã được tinh chế thành viên nang dầu gấc như Vinaga hiện có bán rộng rãi tại các hiệu thuốc, có thể sử dụng thường xuyên trong thực đơn thuốc điều trị bệnh.
Mai Lê
Cá trạch
Người ta thường dùng cá trạch phơi khô đốt thành than để chữa bệnh tiểu đường, bằng cách: lấy 10 con cá trạch bỏ đầu đuôi, làm sạch phơi khô, đem đốt thành than tán bột. Lá sen tươi cũng đem phơi khô tán bột. Khi dùng lấy hai thứ với lượng bằng nhau, trộn đều, uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 2 thìa nhỏ. Có tác dụng chữa bệnh đái tháo đường.
( Theo ĐY Trung Quốc)
Củ nghệ
Nghệ được biết đến với nhiều công dụng khác nhau, đặc biệt được Ấn Độ và nhiều nước, cả phương Đông lẫn phương Tây, sử dụng như một loại dược liệu trị bách bệnh. Người Ấn Độ dùng củ nghệ như một thảo dược trong thuốc Ayurvedic, có thể chữa nhiều bệnh từ viêm khớp đến bất lực và hiếm muộn.
Theo hội đồng nghiên cứu Trung ương về Ayurveda và Sidhha (bộ Y tế và vấn đề gia đình Ấn Độ), củ nghệ có thể chữa được nhiều bệnh. Trong phương pháp Ayurveda, củ nghệ có thể chữa bệnh hen suyễn, ho, trị cảm, nghiện rượu, mụn và các bệnh ngoài da.
Trong phương pháp Unani, củ nghệ có thể giảm viêm nhiễm, trị to gan và nhiễm trùng bàng quang, rối loạn kinh nguyệt, tăng cường sức khoẻ cho tim. Củ nghệ ngâm với nước và mật ong giúp lợi tiểu, hoặc nghiền nghệ với bơ đã qua lọc sạch có thể chữa hiệu quả bệnh tiểu đường.
Quế
Quế giúp lượng glucoza - huyết (đường huyết) không tăng sau bữa ăn. Trong khi đó, người bị đái tháo đường có lượng đường trong máu cao. Nếu lượng đường huyết quá cao có thể gây ra những biến chứng liên quan đến bệnh tim mạch. Điều đó có nghĩa, bệnh nhân bị đái tháo đường có nguy cơ cao mắc các bệnh tim mạch, cũng như các vấn đề về thị giác, suy thận... Nguyên nhân của hiện tượng này do cơ thể thiếu insuline hay do sự không hoạt động của hóc-môn này.
Các chuyên gia cho biết những chiết xuất từ quế có công dụng như insuline. Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Pháp công bố mới đây trên E-santé, sử dụng quế mỗi ngày giúp hạ lượng đường huyết hiệu quả mà không cần nhờ đến phương pháp điều trị nào. Bên cạnh đó, nó còn giúp cải thiện những vấn đề liên quan đến tim mạch.
Ta có thể sử dụng quế bằng cách pha nước giống như pha chè. Quế sau khi được gọt thành miếng mỏng cho vào chén hoặc ấm, đổ nước sôi. Bỏ nước đầu, sử dụng từ nước thứ 2. Để nước ngấm và nguội mới uống. Một lượt vỏ quế có thể pha 2 - 3 lần, loại tốt có thể pha 5 - 6 lần.
Quế là loại thuốc quý cho các bệnh nhân tiểu đường. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, chẳng hạn như phụ nữ mang thai, không thể sử dụng được quế. Do vậy, trước khi sử dụng quế để chữa trị các chứng bệnh cũng như bệnh đái tháo đường, cần phải hỏi ý kiến của bác sĩ có sử dụng được hay không hay nên sử dụng với liều lượng bao nhiêu.
Cảm ơn anh Vương Văn Liêu đã sưu tầm và chia sẻ. Đây là những bài thuốc rất hữu ích cho người bệnh đồng thời giúp những ai đã và đang ứng dụng phương pháp Diện chẩn để đạt tới kết quả mong đợi.
Trả lờiXóaTrân trọng,
Vô Danh
Chúng ta cần biết các tu the quan he bang mieng an toan và nhung cach lam tinh lau xuat tinh cho nam giới. Nhiều người thắc mắc xuất tinh nhiều có bị đau lưng không và ngoài ra thì xuat tinh nhieu co hai gi cho suc khoe lâu dài không.Và xuat tinh ngoai co the mang thai khong để có biện phấp phòng tránh.
Trả lờiXóa