Thứ Bảy, 30 tháng 3, 2013

Kinh nghiệm chữa tâm thần phân liệt

Tg: Nguyễn Đăng Kỳ



            Trưởng ban biên tập Tập san Diện chẩn Hà nội LY Phan xuân Quyên (Chủ nhiệm CLB nghiên cứu ứng dụng Diện chẩn Hà nội) cám ơn Ông Nguyễn Đăng Kỳ đã cung cấp thông tin chữa bệnh bằng phương pháp Diện chẩn ở Quỳnh phụ Thái Bình. Chúng tôi tổng hợp các thông tin ấy đưa lên mạng để chia sẻ cùng bạn đọc về cách chữa bệnh hữu hiệu này. Xin cảm ơn trước về những hồi âm từ bạn đọc tới chúng tôi.

Bệnh nhân tâm thần phân liệt đầu tiên nhờ tôi chữa bằng phương pháp Diện chẩn là ngoài khả năng và sự suy nghỉ của tôi. Vì tôi không hiểu về bệnh này vả lại tôi mới tiếp cận cách chữa mới hơn 3 tháng.

Bệnh nhân: Nguyễn Đức Mùi ,  36 Tuổi.
Địa chỉ:  Thôn Lương Mỹ, xã Quỳnh Hội, Huyện Quỳnh Phụ  Thái Bình.
Bệnh : Tâm thần phân liệt.
Anh Mùi vào Đắc Lắc lập nghiệp, sau một thời gian thì bị bệnh tâm thần phân liệt, thường bỏ nhà đi lang thang và nói linh tinh.
 
Bệnh nhân được chữa tại bệnh viện Đắc lắc 01 tháng, bệnh không khỏi; chuyển về quê chữa taị bệnh vện Tỉnh Thái Bình 2 tháng, bệnh chẳng chịu lui; xuất viện về nhà trở thành người ngây dại, đi không nhớ đường về nhà, cả ngày nằm lì ở nhà, lười biếng không muốn tham gia bất cứ việc gi kể cả vệ sinh cá nhân.
May được anh Nguyễn Văn Bảy (khu 2 thị Trấn Quỳnh Côi) cưu mang đưa anh đến với Diện chẩn
Anh Mùi ngồi trước mặt tôi,  cơ thể tiều tụy, da xanh, bạc nhược, mắt lim dim, hỏi không trả lời, đi lại chậm chạp, lờ đờ.  Đứng trước anh tôi thật sự bối rối, vì chưa gặp ca bệnh nào như thế. Nghe anh Bảy kể về bệnh tình và hoàn cảnh gia đình,  tôi thận sự thương tâm. Liên tưởng đến phương pháp Diện chẩn của GS TSKH Bùi Quốc Châu có phác đồ chữa bệnh này, nếu không chữa chẳng khác nào phản thầy. Tôi mạnh dạn nhận chữa cho anh Mùi, và nói với gia đình người bệnh tôi sẽ cố gắng hết mức, nếu bệnh không khỏi xin gia đình vui lòng.

Sau 15 ngày điều trị bằng phương pháp Diện chẩn với 3 phác đồ đồ chính và kết hợp các phác đồ hỗ trợ đã có sẳn trong sách Diện chẩn, anh Mùi tỉnh táo khỏe mạnh, trí nhớ được phục hồi dần, tinh thần tỉnh táo, tính tình vui vẻ, bản chất siêng năng, tấm lòng cởi mở, luôn tươi cười. Với tấm lòng cao thượng của anh Bảy hỗ trợ trong quá trình điều trị bệnh, kết hợp ăn bồi dưỡng, tập thể dục, anh Mùi hoàn toàn bình phục về sức lực, nay đã trở về Đắc Lắc với công việc thường ngày.

            Đây là ca bệnh đầu tiên với cách chữa đơn giản thời gian điều trị ngắn, không dùng thuốc, không kim châm chích lể, bệnh tâm thần phân liệt hoàn toàn bị đẩy lui, nó minh chứng cho phương pháp Diện chẩn là tân tiến, cũng cố thêm lòng tin tưởng cho bao người bệnh đang có mặt tại điểm chữa bệnh nhà Ông Kỳ. Người bệnh ở mọi miền đến nhờ chữa bệnh rất đông, người ra vào lúc nào cũng tấp nập, chen chúc nhau, các loại phương tiện chất đầy sân.
                                                                   
Cô giáo Vân Anh, giáo viên Trường Trung học phổ thông xã Nguyên Xá Đông Hưng Thái Bình, xúc động ngẫu hứng tặng ông Kỳ mấy vần thơ (kèm dưới đây).

Cứ đông như thế ông lại nhận được nhiều đơn  thư tố cáo: “Không có bằng cấp mà chữa bệnh, vi phạm luật hành nghề  y dược tư nhân”. Tiếp đó là các cuộc thanh tra của cơ quan chính quyền; ông phải mất rất nhiều thời gian để tiếp đón, giải thích, chứng minh...


PHÁC ĐỒ CHỮA TÂM THÂN THẦN PHÂN LIỆT
       (gồm 3 phác đồ). Cụ thể như sau:            

1/   127- 37- 1-  50- 73- 106- 103.
2/   22- 127- 63- 19- 1- 64- 188- 477- 97- 103.                          
3/  127- 19- 50- 1- 37- 103- 300- 324- 340- 106- 175- 107- 0.

Người bị bệnh tâm thần nặng sử dụng cả 3 phác đồ trên.
Nếu bệnh nhân không ngủ ấn thêm phác đồ sau :
            163- 53- 16- 14- 0- 124- 34- 103- 267- 217- 100- 51- 0.
Do ốm lâu ngày , da xanh, suy nhược, cơ thể tiều tụy, chậm chạp, đi lại yếu, bước đi run run, cơ thể lạnh, ấn bộ Bổ âm huyết
            22- 127- 63- 7- 113- 17- 19- 1- 290- 50- 64- 39- 37- 0.
Nếu bệnh nặng sử dụng Bộ thăng khí:
            127- 50- 19-  73- 1-  189- 103- 300- 0.
Các phác đồ trên đều có trong sách:  Cẩm nang  Diện chẩn chăm sóc sức khỏe cho mọi nhà “Chìa khóa vạn năng”.

Đã điều trị cho các bệnh nhân khỏi bệnh Tâm thần có tên địa chỉ sau :
Bệnh nhân
01. Nguyễn Văn Phôi 46 tuổi  Thôn An Phú xã Quỳnh Hải Quỳnh Phụ TB.
02. Ngô Doãn Minh 23 tuổi.Thôn Đại Mẫn Xã Quỳnh Thọ TB.
03. Nguyễn Thị Xuyến  24 tuổi.Xã Quỳnh Giao Quỳnh Phụ TB
04. Trịnh THị Bích Việt  Xã An Vinh Quỳnh Phụ TB.
05. Nguyễn Thị Hường   57 tuổi Xã An Lễ Quỳnh Phụ TB. (dạng trầm cảm)
06. Nguyễn Thị Thu Hiền huyện Hoài Đức Hà Nội. (dạng cuồng loạn.)
07. Phạm Thị Bé Thôn La Vân, Quỳnh Hồng ,Quỳnh Phụ TB. (dạng hoang tưởng).

-----

Diện chẩn Hà Nội (dienchanhanoi.blogspot.com) sẽ đăng cách chữa từng bệnh nhân để đông nghiệp tham khảo.

Bài thơ cô Giáo Vân Anh xã Nguyên Xá Đông Hưng Thái Bình tặng ông Nguyễn Đăng Kỳ

                            Như ông

Bao đời tích đức, tích công.
Quỳnh Hồng nay phát có ông Đăng Kỳ
Chữa bệnh thật đến lạ kỳ
Không tiêm, không uống bệnh gì cũng lui.
Bệnh nhân ở khắp mọi nơi.
Thương yêu tận tụy ông thời giúp ngay.
Thiện tâm nên lộc vào tay
Đời ta gặp được mấy thầy như ông.
Cổ tích xưa chuyện hư không.
Diện chẩn Liệu Pháp ngay trong đương thời
Nhân sinh ở dưới vòm trời.
Bách nhân, bách nghệ ai thời giống ai.
Chữa bệnh không thuốc thật tài
Ước gì đời có nhiều người như ông./.


            Hà nội ngày 22-3-2013


Thứ Bảy, 9 tháng 3, 2013

Từ Hữu Chiêu đến Vô Chiêu

Tg: GS TSKH Bùi Quốc Châu
Lá thư đầu năm Quý Tỵ: từ ‘hữu chiêu’ đến ‘vô chiêu’ (từ Hữu đến Vô)


Thân gởi các học viên cùng quí thân hữu trong và ngoài Việt Nam,
Như thường lệ đầu năm, tôi cố gắng viết một bài để tặng các học trò và quí thân hữu ở Việt Nam cũng như ngoại quốc, coi như một món quà tặng tinh thần của tôi đối với các bạn đã yêu mến, tin tưởng Diện Chẩn và tác giả của nó trong nhiều năm qua.
Đầu năm thì chắc ai cũng muốn được vui vẻ và khỏe mạnh phải không? Nhưng có nhiều người cho là Diện Chẩn còn quá khó đối với họ vì có quá nhiều huyệt, phác đồ và đồ hình cũng như dụng cụ. Thực ra không phải tôi không biết điều này nhưng vì bản tánh hay quên và mải mê sáng tạo cái mới cho nên có nhiều khi có những cách chữa bệnh tuy cũ lại rất hay mà tôi lại quên không dùng đến hoặc giới thiệu cho các học viên mới. Một trong những cách chữa đó là đau đâu làm đó (day ấn, dán cao, gõ búa, hơ nóng, day phớt, v.v…) tức là không cần đến đồ hình hay phác đồ, thậm chí cũng không cần đến lý luận đông hay tây y gì cả.
Viết đến đây chắc có bạn nói nếu làm như thế thì là ‘đánh võ rừng’ à, có nghĩa là đánh lung tung, múa may lung tung, chẳng có chiêu thức gì cả!? Giống y người chẳng biết võ công gì cả! Và bạn sẽ thắc mắc nếu làm như thế thì làm sao có kết quả được, phải không? Ấy thế là sự thực lại khác đấy các bạn ạ.
Bạn hãy theo dõi những điều tôi sẽ trình bày tiếp đây để biết ở đời, nhiều khi phức tạp quá, trí thức quá, bác học quá, lại kém hơn là làm theo tự nhiên, vì tự nhiên vốn dĩ là cái mạnh nhất, mà ta ít khi quan tâm hoặc lầm tưởng là kém hơn cái mà loài người nặn óc nghĩ và làm ra dựa theo những lý luận của mình. Thế mới là lạ.
Để cho các bạn dễ hiểu, tôi phải kể lại quá trình tư duy căn cứ vào những kinh nghiệm  trên lâm sàng của tôi trong nhiều năm qua để có được ‘chiêu thức’ vừa trình bày ở trên mà tôi đặt tên là từ hữu chiêu đến vô chiêu (nhái theo Kim Dung, tác giả nhiều bộ sách võ hiệp nổi tiếng từ mấy chục năm trước đây) hoặc từ hữu đến vô (nói theo triết học Đông phương).
Tại sao tôi lại nói như thế? Đây là y học, có phải võ học và triết học đâu mà lại nói thế? Xin các bạn hãy bình tĩnh. Theo thuyết nhất nguyên luận ứng dụng trong Diện Chẩn thì tôi có thể nói như thế được vì tất cả là một mà, có nghĩa là các thứ khác nhau đều có liên quan với nhau, cho nên nếu tôi dùng các từ của y học và triết học trong chuyện này – cũng như từ những vấn đề trong triết học và võ học tôi có thể đem áp dụng vào Diện Chẩn nói riêng và y học nói chung cũng là chuyện bình thường thôi.
Những vấn đề tôi muốn nói ở đây là hiệu quả của lý thuyết (cũng có thể gọi là nguyên lý) trong Diện Chẩn, nay như thế nào mà tôi phải coi nó như món quà quý giá để tặng cho các bạn nhân dịp đầu năm mới.
Thật ra, kỹ thuật hay cách chữa bệnh đơn giản này đã nằm trong lý thuyết toàn thể hay toàn diện mà tôi đã khám phá ra cách đây hơn 20 năm, nhưng vì nhiều lý do tôi đã không trình bày ra, nói quên thì đúng hơn. Vì sao? Vì những phương cách chữa bệnh mà tôi đã giới thiệu với các bạn trong thời gian qua đã đủ cho các bạn chữa được rất nhiều bệnh từ dễ đến khó, cho nên coi như không cần thiết phải nhớ hay dùng cách chữa bệnh có vẻ nhà quê và giống như mới bắt đầu học này, do nó chả cẩn đến phác đồ, đồ hình hay lý luận đông, tây y gì cả.
Cho đến một ngày tôi gặp những ca bệnh rất khó trị mà dù áp dụng nhiều phác đồ và nhiều cách trị khác nhau cũng không đem lại kết quả mong muốn. Lúc ấy tôi phải động não, tức là tôi phải bình tâm lại và ngồi suy nghĩ xem có cách trị nào mà mình chưa dùng hay không?
Nghĩ một lúc tôi chợt nhớ đến những gì mà mình đã đọc trong sách Đạo đức kinh của Lão tử, trong đó có nói rằng ‘đạo chính là vô cực’, ‘vô cực là cái cực lớn, lớn hơn cả thái cực vì từ vô cực mới sinh ra thái cực, rồi từ thái cực sinh ra lưỡng  nghi, rồi từ lưỡng nghi tức là âm dương mới sinh ra vạn vật’. Tư tưởng này đã khiến tôi suy nghĩ rằng cái đơn giản nhất chính là cái cao nhất (chứ không phải cái phức tạp nhất là cái cao nhất). Và sau đó là các câu nói chí lý  trong văn học, như ‘viết văn khó nhất chính là ở sự đơn giản’, vì sự đơn giản là cái không phải ai cũng làm được nếu không phải là nhà văn đại tài.
Những điều nêu trên đã giúp tôi mạnh dạn bỏ qua những phác đồ rườm rà, khó nhớ vốn dựa theo những lý luận của đông hay tây y, ngay cả những phác đồ do chính tôi đã tìm ra. Nhưng tôi cũng chưa ngưng dòng suy tưởng mà tôi lại miên man suy nghĩ đến truyện Tiếu ngạo giang hồ, trong đó có đoạn Kim Dung mô tả Lệnh Hồ Xung đấu kiếm với Xung Hư đạo trưởng, người vô địch về kiếm thuật của phái Võ Đang. Lệnh Hồ Xung chỉ đứng nhìn ông kia một hồi mà chẳng động thủ gì cả (tức là vô chiêu), mãi đến một lúc sau Xung Hư đạo trưởng phải chấp tay bái Lệnh Hồ Xung và nói rằng “Kiếm thuật của ta không bằng các hạ. Ta xin thua!”. Tôi nghĩ trong đoạn này Kim Dung đã viết theo tinh thần của Lão tử qua tác phẩm Đạo đức kinh của ngài, tức cái vô (có nghĩa là không, cũng có nghĩa là vô cùng đơn giản) là cái bao trùm cái hữu (nghĩa là có, cũng có nghĩa là phức tạp). Trong lãnh vực nghệ thuật hay nhiều lãnh vực khác, kể cả về máy móc, điện tử, vi tính…, làm ra cái đơn giản mà lại cực kỳ hữu dụng thì phải nói là rất khó chứ không phải dễ như nhiều người lầm tưởng.
Từ những suy nghĩ này tôi thử áp dụng cách điều trị đơn giản nhất mà tôi có thể làm được, tức là đau ở đâu thì tác động ở đó, nói theo kiểu Diện Chẩn là dò trên mặt hoặc ở những vị trí cơ thể đang có bệnh, hễ thấy chỗ nào đau thì tác động vào chỗ đó bằng nhiều kỹ thuật khác nhau tùy mình chọn, nhưng nhớ là chỉ nên làm một kỹ thuật nào cần thiết hay mình thích, chứ không phải làm cùng lúc nhiều kỹ thuật (ví dụ như: day ấn, gạch nhẹ, dán cao Salonpas, day phớt…) và không cần phải theo phác đồ nào hay đồ hình nào. Kết quả là tôi giải quyết rất nhanh được bệnh mà trước đây tôi đã dùng rất nhiều cách chữa, nhiều phác đồ khác nhau nhưng vẫn không hiệu quả.
Tất nhiên là sau đó tôi đã phải lập lại nhiều lần cách trị bệnh vô cùng đơn giản này trên nhiều loại bệnh khác nhau và tôi đều tìm thấy hiệu quả của nó thường là rất cao và có tình dứt điểm nhanh. Đây cũng là cách chữa theo tinh thần dĩ bất biến ứng vạn biến, có nghĩa là ta chỉ dùng duy nhất một cách này để trị cho rất nhiều bệnh khác nhau. Khi nào đã dùng nó 3 lần mà không kết quả gì cả hay kết quả kém thì mới đổi qua cách khác hoặc làm ở nơi khác trong cơ thể, như: lưng, bàn tay, bàn chân, loa tai, da đầu v.v… Từ đấy tôi viết thêm lý thuyết toàn thể (hay toàn diện) và cách chữa bệnh theo sinh huyệt (có nghĩa là không cần phác đồ/đồ hình), chủ yếu là dùng cho những trường hợp mà ta đã dùng các phác đồ hỗ trợ hoặc đặc hiệu mà không đạt kết quả tốt, và đặc biệt cho những người không hiểu hoặc không thích lý luận gì rắc rối, phức tạp, cũng như cho những người ít học hoặc mới học Diện Chẩn.
Nói lên điều này không có nghĩa là tôi coi thường các cách chữa mà tôi đã tìm ra và đã hướng dẫn cho các bạn, hay cho rằng đây là cách tốt nhất. Thật ra, theo tinh thần tùy, tức tương đối luận, thì tất cả đều tương đối, nghĩa là có người thích hoặc hợp với cách này nhưng có người lại thích và hợp với cách khác hơn. Chữa bệnh theo kiểu tôi vừa trình bày có thể nhiều khi rất mất thì giờ, hoặc nhiều người bệnh không thể chịu đau nổi khi người chữa phải dò qua nhiều sinh huyệt trên mặt rồi sau đó lại dán cao (hoặc day phớt, day ấn, gõ búa, hơ nóng.v.v…) trên mặt, thay vì chỉ đánh một ít huyệt theo phác đồ đặc hiệu hay hỗ trợ. Cần lưu ý là phải dò tìm và tác động vào tất cả các sinh huyệt tìm thấy trên mặt hay bộ phận khác trong cơ thể chứ không phải chỉ có một số ít huyệt ở khu vực nào đó trên mặt. Trường hợp bạn sợ bệnh nhân đau hay để đỡ mất thì giờ tìm quá nhiều sinh huyệt trên mặt, bạn có thể dùng cây cào mini cào khắp mặt trước khi dò sinh huyệt. Việc dùng cào mini cào khắp mặt sẽ làm bớt đi số sinh huyệt ở phần nông của da mặt. Nhờ vậy chỉ còn lại một số sinh huyệt ở phần sâu của da mặt. Lúc ấy ta sẽ dùng cách khác (ví dụ dán cao hay day phớt…) tác động để làm mất các sinh huyệt ấy đi.  Lưu ý: Nếu các bạn không có cào mini có thể dùng cây lăn nhỏ lăn khắp mặt 3 vòng hoặc dùng que dò gạch khắp mặt 3 lần cũng đạt kết quả tượng tự như cào mini, có nghĩa là sẽ làm giảm số lượng sinh huyệt ở phần nông của bộ mặt. Sau đó ta chỉ tác động vào các sinh huyệt còn lại. Như vậy sẽ đỡ mất thì giờ hơn.
Tóm lại, qua kinh nghiệm mà cũng rất hợp lý là ta chỉ nên áp dụng cách chữa này khi nào ta đã dùng những cách đã có theo bài bản mà không hiệu quả. Hoặc gặp trường hợp bệnh đã lan ra khắp các cơ quan nội tạng trong cơ thể thì bấy giờ ta cần phải tác động toàn diện trên cơ thể theo lý thuyết toàn thể này.
Phương cách trên giống như xe hư ít thì sửa tại chỗ hay sửa nhẹ thôi, nhưng nếu xe bị hư gần như toàn diện thì phải đổi xe hoặc đại tu (sửa lại hoàn toàn), chứ không thể chỉ sửa ở một chi tiết nào đó của xe với một ít dụng cụ và thời gian sửa quá ngắn. Nói khác đi, bệnh nặng – như liệt nửa người, ta phải chịu khó chữa toàn thân và chữa lâu mới mong đạt được hiệu quả cao và bền được.
Để kết thúc bài này, tôi xin nhắc lại rằng cách chữa bệnh mà tôi vừa trình bày cũng chỉ là một trong nhiều cách chữa để các bạn tùy chọn. Vì theo nguyên lý âm dương, bao giờ bên cạnh cái hay cũng có cái dở; bên cạnh cái tiện lợi cũng có cái bất tiện. Vấn đề là bạn dùng nó trong trường hợp bệnh nào, người bệnh ra sao, lúc nào và ở đâu thì đạt hiệu quả như ý mình mong muốn.
Chúc các bạn thành công.
GSTS Bùi Quốc Châu
(Ngày 15/1/2013)




Thứ Hai, 4 tháng 3, 2013

DCHN tham gia hoạt động từ thiện chăm sóc sức khỏe cộng đồng


Sáng ngày 25/02/2013, CLB DC Hà Nội đã tham gia khai trương hoạt động từ thiện chăm sóc sức khỏe cộng đồng tại quận Hai Bà Trưng. Dưới đây là một số hình ảnh.



Video trích bài giới thiệu chương trình hoạt động từ thiện ...


Đại đức Thích Gia Quang cắt băng khai trương ...








(còn nữa)

Chủ Nhật, 3 tháng 3, 2013

Dụng cụ Diện chẩn: cầu gai đôi, cây lăn đinh đơn,...

Trích bài giảng của GS TSKH Bùi Quốc Châu trên đài VBC. 
Thầy Châu giảng về tác dụng của cây lăn đinh đơn và cây cầu gai đôi.
Minh họa trong việc chữa bệnh chuột rút (vọp bẻ)