Thứ Ba, 23 tháng 7, 2013

ĐƯỜNG LỐI DIỆN CHẨN

Tg: GS TSKH Bùi Quốc Châu

Tại sao tôi viết bài này? Vì Diện Chẩn hiện nay đã và đang có hàng triệu người áp dụng ở hàng trăm quốc gia trên thế giới (chỉ tính đến sáng ngày 8/7/2011, số lượt người truy cập*, xem http://www.dienchan.com đã hơn 1.400.000, thuộc 105 quốc gia/lãnh thổ) sau 31 năm kể từ khi tôi tìm ra phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc mà ngày nay được gọi với tên ngắn gọn là DIỆN CHẨN, thay vì gọi đầy đủ như trước đây là “Diện chẩn – Điều khiển liệu pháp”.

Người tìm ra chỉ có một, lý thuyết cũng chỉ có một người viết ra – đó là tác giả Bùi Quốc Châu nhưng người làm tức thực hành, áp dụng thì có hàng triệu. Đó là nói hiện nay chứ đến vài chục hay 100 năm sau thì người áp dụng  DC sẽ có đến hàng tỉ. Cho nên nếu không nói rõ đường lối, phương hướng chữa bệnh thì sẽ xảy ra tình trạng bát nháo, mỗi người một cách, không đúng với TINH THẦN CỦA DIỆN CHẨN mà người sáng lập ra đã đề ra.


Để hiểu đúng tinh thần Diện Chẩn là gì thì ta phải trở lại từ đầu, xem nền tảng của phương pháp Diện Chẩn là gì và mục đích của người sáng lập là dùng DC để làm gì.
Trước hết xin nói về NỀN TẢNG CỦA DIỆN CHẨN. Như trong các bài viết trong sách DC và giáo trình, tôi luôn nói là DC được xây dựng trên nền tảng Đạo học Đông phương (gồm Tam Giáo: Phật, Khổng, Lão-Trang và Kinh Dịch), Văn hóa Việt cùng 3 nền y học  là y học hiện đại, y học cổ truyền và y học dân gian (Xem bài Vài nét về lịch sử môn DC-ĐKLP  trong sách Bài giảng DCĐKLP, trang 5 – 14 )mà người học DC phải học hoặc ít nhất phải biết những điều tôi đề cập ở trên là gì. Như thế, Diện Chẩn  là phương pháp mang tính TỔNG HỢP rất cao. Nhất là việc hiểu và vận dụng Đạo học Đông phương vào DC là phần cực kỳ quan trọng, có thể nói là cốt lõi của phương pháp DC, mới có chữ Tâm và chữ Tùy trong DC. Từ y học cổ truyền mới có việc vận dụng hệ Kinh lạc, Tứ chẩn, Bát Cương, Âm dương Ngũ hành.Vận dụng y học hiện đại vào DC mới có 6 vùng phản chiếu hệ bạch huyết, hệ thần kinh thực vật, hệ nội tiết, hệ thần kinh -  12 đôi dây TK sọ não, hệ da, hệ cơ… Vận dụng y học dân gian và văn hóa Việt vào DC mới có cách chữa theo Đồng ứng, Đồng hình, Đồng tự, Đồng âm (tương tự cách chữa mẹo trong dân gian), cách chữa theo Thập nhị huyền công tương tự cách chữa bằng bùa chú trong dân gian (nhưng không phải là bùa chú)…
Kế đến xin nói về MỤC ĐÍCH CỦA DIỆN CHẨN. Diện Chẩn dùng để làm gì? Người sáng lập là tôi chỉ có mỗi ước muốn duy nhất là mong dùng phương pháp  mình đã khổ công tìm ra để đem lại sức khỏe, sự bình an, trí tuệ, hạnh phúc, tính độc lập và tự do cho tất cả những người Đau và Khổ trên cõi đời này, trong đó dân tộc Việt Nam ta là ưu tiên. Với phương pháp của mình, mong muốn thiết tha của tôi là sao cho tất cả mọi người trên trái đất này, gồm hết nam, phụ, lão, ấu và gồm cả cây cỏ, hoa lá, thú vật, chim muông (kể cả đồ vật) đều được hưởng sự mầu nhiệm của DC nên bắt buộc tôi phải tìm tòi, suy nghĩ ra những cách vô cùng đơn giản nhưng lại rất hiệu quả để cho mọi người đều có thể học và làm được trong thời gian ngắn. Cho nên từ giai đọan mở đầu phương pháp DC, tôi đã dùng kim nhỏ và ngắn châm trên MẶT người bệnh, sau đó do nghĩ rằng nếu dùng kinh châm thì không thể đại chúng hóa nhanh được nên tôi đã bỏ cách dùng kim, thay vào đó là những dụng cụ làm bằng sừng trâu, kim loại và nhựa cao cấp, cũng như đã mở rộng phạm vi nghiên cứu và điều trị không chỉ ở vùng MẶT mà ra khắp toàn thân. Về điều trị, từ những phác đồ gồm nhiều dãy số đã có thêm những phác đồ ngắn gọn và sau này, nhiều khi khộng cần dùng đến huyệt đạo cũng giúp cho người bệnh hết bệnh hoặc thuyên giảm.
Cho đến những năm gần đây, người bệnh chỉ cần đọc số huyệt (Niệm công), tác động lên hình ảnh (Ảnh công) hay nghĩ về bộ phận đang đau (Ý công), viết chữ trên giấy (Từ công), viết bằng ngón tay lên bộ phận đang đau (Khoán công) hay uống nước (Thủy công)…đều có thể giảm hay hết bệnh. Những cách này không cần phải vận dụng lý thuyết Tây hay Đông y nhưng vẫn đem lại hiệu quả đáng ngạc nhiên cho những ai đã được chữa hay tự chữa.
Như tôi thường nói “có nhiều con đường để đi đến một nơi”, Diện Chẩn cũng thế. Có nhiều cách để chữa một bệnh, cách nào chữa NHANH, GỌN, ÍT ĐAU ĐỚN, ÍT TỐN KÉM NHẤT LÀ CÁCH HAY NHẤT, chứ không phải là dùng cách chữa chính thống mới được. Vì quan niệm rộng rãi, cởi mở của tác giả là không bắt buộc phải biết các lý luận y học Tây hay Đông y mà người bệnh – trước mắt là môn sinh của tác giả  – mới được hưởng những kết quả kỳ diệu như các bạn đã từng biết.
Cho nên nếu bạn nào nói rằng học DC là phải biết lý luận y học hiện đại hay cổ truyền rồi mới nên chữa bệnh cho mình và cho người khác là không đúng, đó là bị chấp. Vì như trong dân gian, từ lâu đã có những cách chữa bệnh không căn cứ vào lý luận y học nào cả mà kết quả vẫn vượt xa sự mong muốn và tin tưởng của mọi người.
Tất nhiên, nếu chúng ta nói không cần kiến thức về y học hiện đại và cổ truyền là không đúng. Nhưng nếu nói phải có kiến thức về Đông hay Tây y mới được hoặc mới nên chữa bệnh bằng DC là sai vì điều trước hết chúng ta cần phải nhớ là “Diện Chẩn không phải là Đông hay Tây y và đối với người bệnh, điều quan trọng nhất là chữa hết bệnh cho họ, chứ không phải biết rõ  bệnh của họ nhưng lại không chữa được cho họ lành bệnh”.Cho nên nếu bạn có học qua Đông hay Tây y thì càng tốt nhưng nếu không có cũng không sao ( như với cách chữa mẹo hay Thập nhị huyền công, có người không biết gì về Đông y hay Tây y vẫn chữa được những bệnh mà Đông, Tây y nhiều khi không thể chữa dứt hẳn hay bó tay luôn, là như: viêm xoang, viêm chu vai, viêm mũi dị ứng, viêm mủ lỗ tai, bệnh trĩ, nhức đầu kinh niên, mất ngủ kinh niên.v.v…). Từ những ca bệnh điển hình này, các bạn hãy để ý đến và nhớ lại những TÂM NGÔN DIỆN CHẨN mà tôi thường nói trong lúc giảng dạy, cũng như những câu nói của cổ nhân, của bà con quần chúng trong dân gian cũng như kinh nghiệm bản thân. Hãy dùng những hiểu biết này của mình trong lúc chữa trị bệnh cho mình và cho người khác.
Nói tóm lại, vì nền tảng của DC là Tam Giáo, là văn hóa Việt, là kinh Dịch và 3 nền y học cùng nhiều kiến thức khác, nên không thể nói “học DC là bắt buộc phải biết Đông và Tây y” mà nên nói rằng “nếu muốn trở thành môn sinh DC giỏi thì nên học thêm Đông và Tây y, và nếu có điều kiện, phải đọc thêm sách viết về Đạo học Đông phương như Phật, Khổng, Lão-Trang, kinh Dịch, văn hóa Việt nữa chứ không chỉ có sách y học là đủ”.  Có nhiều người do trình độ học vấn có hạn, nghe nói học DC  bắt buộc phải học Đông và Tây y thì họ rất ngại, do ai cũng biết việc học Đông, Tây y không phải là dễ và cũng không phải trong thời gian ngắn là thấu hiểu, nắm bắt được dù cho chỉ là các phần căn bản. Vã lại, chúng ta càng ngày càng có nhiều cách chữa bệnh không cần đến huyệt, cũng không cần biết đến lý luận Đông, Tây y mà vẫn chữa hết bệnh, như: Ý công, Từ công, Khoán công.v.v… Thực tế này càng chứng tỏ Diện Chẩn là một phương pháp chữa bệnh độc đáo, kỳ lạ, dành cho tất cả mọi người, kể cả người bình dân ít học, trẻ em, người lớn tuổi, người khuyết tật nhẹ… đều có thể học được và làm tốt. Sở dĩ DC đạt được điều này mà từ trước đến nay ít có phương pháp nào có thể làm được như vậy là vì tác giả đã DÀNH NHIỀU THỜI GIAN NGHĨ ĐẾN VIỆC TÌM RA CÁCH CHỮA ĐƠN GIẢN, DỄ HỌC, DỄ LÀM ĐỂ MỌI NGƯỜI TRÊN HÀNH TINH NÀY CÓ THỂ TỰ CỨU MÌNH MÀ KHÔNG LỆ THUỘC NHIỀU VÀO THUỐC MEN NHƯ TRƯƠC ĐÂY, THẦY THUỐC HAY NGƯỜI KHÁC.
Cho nên đối với những kiến thức cao, khó hiểu, khó nhớ như Đông, Tây y thì tác giả không đề cao hay yêu cầu học viên DC bắt buộc phải học ngay từ đầu – như vậy là tạo sự khó khăn cho họ ngay từ lúc mới vào học. Tác giả nghĩ rằng những kiến thức về Đông, Tây y ở mức cao nên dành cho những người đã có học vấn cao, trình độ vững vàng về DC rồi mới nên học. Trái lại, nếu chú ng ta đặt ra yêu cầu đó cho những người ít học,mới bước chân vào DC thì không nên vì sẽ tạo sự khó khăn khiến họ sẽ nãn chí và bỏ cuộc vì cho rằng “DC khó quá!”.
Trên đây là những điều mà tôi đã quan sát, chiêm nghiệm và lắng nghe từ quần chúng học viên sau gần 30 năm dạy DC. Do đó tôi mong các môn sinh DC trong và ngoài nước hãy đọc kỹ bài này để nắm vững đường lối phổ biến Diện Chẩn hiện nay và trong tương lai.

GS TSKH Bùi Quốc Châu

(21 giờ ngày 6/7/2011)

----------------------------
* Số lượt người ghé thăm dienchan.com đến cuối ngày 22/07/2013 là 2.557.226

Chủ Nhật, 21 tháng 7, 2013

Giải pháp chữa cận thị bằng diện chẩn của ông Kỳ

Tg: Nguyễn Đăng Kỳ
....
Việc tôi không có bằng cấp ngành y, chữa bệnh không dùng thuốc, rồi lại chữa cận thị lúc đó mọi người đều không tin cho là trò bịp, có người khuyên tôi “Cận thị là tật khúc xạ không chữa được, ông dừng lội ngược dòng”, các cơ quan công quyền, cơ quan chuyên môn của tỉnh, huyện, xã đã vào cuộc kiểm tra nhiều lần. Hiệu quả chữa bệnh nói chung, chữa cận thị nói riêng thật kỳ lạ, hiển nhiên, không thể bác bỏ. Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật tỉnh Thái Bình khen thưởng tôi về thành tích “Ứng dụng Diện Chẩn để chữa bệnh đạt kết quả”.
...
Hơn 10 năm qua, tôi đã chữa thành công nhiều loại bệnh, chữa khỏi cận thị cho cả ngàn học sinh, sinh viên.
...
Trước mắt khó khăn còn nhiều, thách thức còn lắm nhưng tôi tin ngày nay người học và làm Diện Chẩn đã đông. Nhiều lương y Diện Chẩn tâm huyết với Việt Y đạo đang miệt mài chữa cận thị. Đội ngũ người lội ngược dòng đang lớn mạnh. Diện Chẩn nhất định sẽ thăng hoa, Việt Y đạo nhất đinh sẽ là niềm tin, vinh dự, tự hào của người Việt. Tôi tin tưởng ở tương lai tươi sáng. Tôi đã và đang miệt mài học, làm Diện Chẩn, đang miệt mài chữa cận thị cho học sinh, sinh viên.

Giải pháp chữa cận thị của tôi như thế nào?

Xem chi tiết tại trang KINH NGHIỆM ...

Thứ Sáu, 19 tháng 7, 2013

Chà môi để ngừa thai

Tg: NGUYỄN HỒNG NGỌC 
(Khóa 118 DC của GS TSKH Bùi Quốc Châu)

(Theo dienchan.com)


... Sau 24 tiếng là tôi nhận ra sự thay đổi ở… hai quả đồi nhỏ. Giờ ấy có uống thuốc cũng bằng thừa nên tôi lại nhớ đến cách chà môi ...

Xem chi tiết tại trang KINH NGHIỆM ...


Thứ Ba, 16 tháng 7, 2013

Thượng Viện Pháp công nhận Diện chẩn là một phương pháp chữa bệnh bổ sung

Dưới đây là nội dung thư của chị Lê Yến từ Pa-ri gửi cho Thầy Châu và anh Tâm

2013/4/25 Academie Dien Chan<dienchanparis@gmail.com>

Kinh thay,
Le Yen gui Thay (GS TSKH Bùi Quốc Châu) va anh Tam (LY Bùi Minh Tâm) Danh sach cac Phuong phap chua benh bo sung cua thuong nghi vien Phap trong do co Dien Chan.

Em Le Yen (Lê Yến)

( Chữ trong ngoặc đơn ở trên và số thứ tự trong bảng dưới đây do Kì Nam thêm vào)

Danh sach cac Phuong phap chua benh bo sung cua thuong nghi vien Phap
(trích)
1
Acupression 
74
Dien Chan 
2
• Acupuncture 
75
• Diététique chinoise 
3
• Analyse et réinformation 
76
• Digitopuncture 
4
• Aromathérapie 
77
• Do In 
5
• Aromatologie 
78
• Drainage lymphatique manuel 
6
• Art-thérapie 
79
• Ecoute du corps Poyet 
7
• AtlasProfilax 
80
• EFT 
8
• Aurathérapie 
81
• Electropuncture 
9
• Auriculoréflexologie 
82
• EMDR 
10
• Auriculothérapie 
83
• Ennéagramme 




25
• Focusing 
98
• Méthode Mézières 
26
• Géobiologie 
99
• Méthode NAET 
27
• Gestalt-thérapie 
100
• Méthode Vittoz 




37
• Kinésithérapie 
110
• Technique 
38
• La Reconnexion 
111
d’harmonisation 
39
• La Trame 
112
énergétique EMF 
40
• Lithothérapie 
113
• Technique Nadeau 
41
• Magnétisme 
114
• Thérapie Crânio-Sacrée 
42
• Magnétothérapie 
115
• Thérapie du Champ Mental 
43
• Manupuncture coréenne 
116
• Thérapie par les sons 
44
• Massage Abhyanga 
117
• Tinnitométrie 
45
• Massage Amma-assis 
118
• Tipi 
46
• Massage californien 
119
• Yoga 
47
• Massage Hakim 
120
• Zensigh




Thứ Ba, 9 tháng 7, 2013

Hội nghị chuyên đề Diện chẩn phòng, điều trị khối u và ung thư

Ngày 30/06/2013, GS TSKH Bùi Quốc Châu đã đến Đồ Sơn dự và huấn thị cho các học trò tại Hội nghị chuyên đề Diện chẩn phòng, điều trị khối u và ung thư do hội Diện chẩn Tp Hải Phòng tổ chức. Dưới đây là một số hình ảnh.




















Chủ Nhật, 7 tháng 7, 2013

Tiểu nhiều, tiểu không kìm được

24 thg 6 bạn Trịnh Tuấn Vinh (caybutchi1b@gmail.com) hỏi:
Dạ thưa diện chẩn hà nội. Hiện nay là cháu bị bệnh tiểu nhiều lần, đi tiểu liên tục cả ngày lần đêm, nhất là ban ngày. Cứ 30 phút đi 1 lần. Cảm giác uống bao nhiêu nước xong là cứ buồn đi tiểu luôn và liêc tục hết nước thì thôi. Và cháu có tìm cách chữa bằng diện chẩn về bệnh này mà không có thấy.
Bác diện chẩn hà nội chỉ cho cháu cách để tự chữa được không ạ. Dạ, cảm ơn bác nhiều.

DCHN Trả lời
Dưới đây là một số phác đồ của các thầy DC.

Tiểu nhiều, tiểu gắt:
- Day ấn: 37, 19, 87, 300.
- Lăn khắp mặt, gõ 87.
- Day ấn, hơ: 87, 19, 37, 41, 103. Hơ phản chiếu bàng quang ở tay.

Tiểu không cầm được:
- 87, 50, 37, 1, 103, 126, 0

Tiểu liên tục không kìm được do giãn bàng quang:
- Day ấn: 16, 37, 0 rồi vuốt ụ cằm (vuốt xuôi xuống)
- 138+, 16+, 87, 0-.

Bạn làm thử các phác đồ trên xem sao. Kết quả thế nào xin thông báo cho DCHN biết nha !


Thứ Sáu, 5 tháng 7, 2013

Chữa đau lưng khỏi luôn 7 bệnh


Nhiều bệnh (gốc) gây ra đau lưng (ngọn).  Nếu chữa ngọn mà không chữa gốc, lưng lại đau. Khánh Ngọc (ĐT: 0977 2345 93) kết hợp vừa chữa đau lưng (ngọn) vừa chữa gốc (ví dụ: viêm tiền liệt tuyến, viêm phần phụ … ) nên bệnh nhân hết đau lưng mà bệnh cũng hết. Đặc điểm của thủ pháp là khai thông huyệt đạo trên bàn tay mà không sử dụng các bộ huyệt khai thông trên mặt, dành da mặt cho các bộ huyệt điều trị. Cái hay  là vừa chữa ngọn vừa chữa gốc trên cùng một phác đồ, nên đơn giản mà hiệu quả cao và nhanh.


      Xin xem chi tiết tại trang KINH NGHIỆM