Chủ Nhật, 27 tháng 4, 2014

ĐIỀU TRỊ BỆNH SỞI

ĐIỀU TRỊ BỆNH SỞI BẰNG CÂY THUỐC NAM
Tg: LY. Nguyễn Thị Phương
(Nguyên Phó Chủ nhiệm HTX thuốc dân tộc Chùa Bộc)

Theo y học cổ truyền, bệnh sởi là bệnh của “Thời khí” do lục dâm gây ra. Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm, thường thấy ở trẻ em dưới 10 tuổi (từ 10 tháng tuổi đến 3 tuổi nhiều hơn), cũng gặp ở tuổi thiếu niên, thanh niên, đôi khi cả người lớn (nếu lúc nhỏ không tiêm phòng hoặc chưa bị mắc).
Bệnh sởi, nếu phát hiện kịp thời, có thể được chữa khỏi ngay tại gia đình bằng thuốc nam, dễ tìm, ít tốn kém không gây tai biến.

I. TRIỆU CHỨNG
Phát hiện trẻ mắc bệnh sởi cần căn cứ vào các biểu hiện sau:
- Trẻ sốt 38 – 40 độ C, sốt kéo dài 3 – 4 ngày, ho khan, chảy nước mũi trong, chảy nước mắt, hai mi mắt nặng, người khó chịu, quấy khóc.
- Các nốt sởi mọc lấm tấm như mụn rôm ở sau tai, vùng trán cũng xuất hiện các mụn đỏ cỡ hạt vừng, sắc sởi đỏ tía, sờ tay thấy ráp, người xưa gọi là “Ma chẩn”. Sau 3 ngày các nốt sởi mọc lan khắp mặt, cổ họng, bụng, lưng, tay chân.

Khi phát hiện bệnh sởi, điều quan trọng là: Kiêng gió lạnh, tắm lạnh. Nếu không kiêng lạnh, sởi sẽ mọc vào trong gây nhiều biến chứng không lường.

Bệnh sởi tiến triển theo 3 giai đoạn như sau:
            1. Thời kỳ phát sốt
            2. Thời kỳ sởi mọc
            3. Thời kỳ sởi bay.

Chú ý: Khi chẩn đoán bệnh sởi, không nên nhầm lẫn với các bệnh khác có các chứng tương tự như: Táo chẩn, ôn chẩn, cát đậu chẩn,...

II. ĐIỀU TRỊ:

1. Thời kỳ phát sốt (sởi chưa mọc)
Bệnh khởi đầu bằng sốt 3-4 ngày. Vùng sau tai, gáy, mặt có vài điểm ban đỏ, cơ thể nóng, ho khan, chảy nước mũi trong, chảy nước mắt, mệt mỏi, sốt cao dần, thân lưỡi thon đỏ, rêu lưỡi vàng mỏng, mắt đỏ.
- Pháp trị: làm cho sởi mọc ra càng nhanh, càng nhiều càng tốt.
- Bài thuốc số 1:
            Hạt mùi 30 g sao vàng, cho vào ấm sắc uống thay nước trong 3 ngày.
- Bài thuốc số 2:
            Gạo tẻ sao vàng sắc uống thay nước.

2. Thời kỳ sởi mọc
Bắt đầu xuất hiện nhiều nốt sởi trên mặt da, mọc dày trong 3-4 ngày.
- Sởi mọc tuần tự khắp mặt rồi xuống cổ, gáy, vai, ngực, lưng, tay, bụng và 2 bàn chân, mọc ngày càng dày, sắc sởi đỏ.
- Sốt cao, ho nhiều, đại tiện nhão, khó đi hoặc táo, 2 ngày mới đi 1 lần, nước tiểu vàng. Có hiện tượng ngứa mặt và toàn thân.

- Pháp trị: Thanh nhiệt, giải độc.
- Bài thuốc số 3:


1. Sài đất:
12 g
2. Sắn dây:
12 g
3. Lá tre non: 
10 g
4. Rau rệu:
10 g (sao qua)

- Bài thuốc số 4:
1. Sắn dây:
12 g
2. Lá hoa nhài:
12 g (sao qua)
3. Rau dấp cá:
10 g

Liều lượng: Hai bài trên dùng thuốc khô, nếu các vị tươi thì tăng liều gấp 3, các vị đều sao qua.
Chú ý:
Thời kỳ này nếu thấy sởi không mọc đều ở chỗ nào thì lấy hạt mùi 30 g sao thơm, bọc vải mềm (vải cũ), đập dập hạt mùi, chấm với rượu trắng xoa vào chỗ chưa mọc; ngày xoa 2-3 lần, xoa xong ủ ấm, sởi sẽ mọc ra (mọc càng nhiều càng tốt).

3. Thời kỳ sởi bay (khoảng 2-3 ngày)
Thời kỳ này sốt có giảm, nhưng còn có thể sốt về chiều (do âm hư, tân dịch giảm), người mệt, miệng khô, thỉnh thoảng ho khan, lưỡi thon, đỏ, rêu lưỡi ít.

- Pháp trị: Dưỡng âm, thanh nhiệt, triệt nọc sởi.
- Bài thuốc 5:
            1. Hoa nhài sao vàng sắc uống.
            2. Rau rệu khô 50 g (sao vàng) sắc nước uống liên tục 15 ngày; hoặc dùng lá dấp cá tươi 200 g sắc nước uống liên tục trong 15 ngày.

KIÊNG CỬ:
1. Kiêng gió lạnh, kiêng nước, kiêng thức ăn sống lạnh, chất tanh.
2. Không dùng thuốc mát lạnh (dù thời tiết nóng)
3. Không dùng thuốc cay, thơm và nóng (dù thời tiết giá rét)
4. Không dùng thuốc bổ. Nếu đi ngoài lỏng có thể dùng bài sau (bài thuốc số 6):

 - Bài thuốc số 6:
           
1. Lá Đinh lăng:
30 g
(sao vàng)
2. Lá mơ lông:
30 g
(sao cháy)
3. Cà-rốt khô:
20 g

            Các vị trên cho vào ấm, sắc lấy nước uống.

5. Không ăn cam, chuối tiêu, trứng vịt, các thức ăn nước uống để trong tủ lạnh. Không ăn chất ngọt, tanh, mỡ.

NÊN ĂN:
Cà-rốt, khoai tây, rau ngót, thịt lợn thăn, thịt bò, gạo tẻ.
Uống nước gạo tẻ rang vàng.

III. KẾT LUẬN:
Bệnh sởi thường xuất hiện vào mùa xuân, là bệnh thời khí, hay lây (bệnh truyền nhiễm). Nếu chủ quan, cho là bệnh đơn giản sẽ dẫn đến hậu quả đáng tiếc. Tuy nhiên nếu chữa trị kịp thời thì có thể chữa khỏi; cần theo hướng dẫn nói trên về cách điều trị gồm cả kiêng cử, chế độ ăn uống.


PHỤ LỤC

I. PHÂN BIỆT BỆNH SỞI: CHỨNG THUẬN, NGHỊCH
1. Chứng thuận (nhẹ):
- Sốt từ 3-5 ngày thấy sởi mọc hạt đỏ lấm thấm ở sau tai, mặt, cổ, vai, rồi mọc xuống ngực, tay, bụng rồi xuống chân (mọc từ trên đầu xuống)
- Mọc ra nhiều sắc đỏ tươi (như hoa đào), mềm nhuận, tinh thần tỉnh táo, ăn uống đại tiện bình thường. Ngoài 3-5 ngày sởi lặn dần từ trên mặt xuống dần đến hai chân. Từ 7-10 ngày là sởi bay đi hết.

2. Chứng nghich (nặng):
- Sởi đã mọc sau 3 ngày mà ở mặt không bay được hoặc mới mọc sáng chiều đã lặn (sởi gấp).
- Khắp mình chưa mọc sởi mà hai bên sườn đã mọc, hai mép miệng sưng lên, cổ họng sưng đau, không ăn được,...
- Khi lên sởi kèm cả phát ban, thở ngược lên... Màu sắc đỏ tía, hay tối, khô, không nhuận.
- Có triệu chứng nóng đai tràng,... đi kiết.

Tìm thầy giỏi chữa hoặc đưa đi bệnh viện cấp cứu.

II. PHÂN BIỆT BỆNH SỞI với BỆNH PHONG CHẨN

Sởi
Phong chẩn (phong tịt)
Bệnh khởi phát có thời gian (7-10 ngày). Không chữa kịp thời, gây biến chứng (sưng phổi, ỉa chảy,...)
Bệnh khỏi nhanh chóng trong thời gian ngắn (3-4 ngày). Lành tính. Thường ở trẻ nhỏ còn bú.
Mọc ban chẩn dần dần từ trên xuống dưới, 2-3 ngày mới mọc hết
Mọc nhanh, không để lại nốt sẫm
Rêu lưỡi trắng, dày, vàng
Rêu lưỡi trắng mỏng
Sởi dày có bong vẩy


Bệnh sởi có thể chữa tại gia đình, bảo đảm an toàn cao,các vị thuốc nam dễ tìm kiếm, ít tốn kém,...

III. CÁCH PHÒNG BỆNH SỞI:
Kiêng ăn các chất cay, nóng như: ớt, tiêu, gừng, cá rô, dứa, mít. Ăn nhiều các thứa đó sẽ tích nóng trong, phát ra sởi, ngứa, mụn nhọt.


LY Phan Xuân Quyên tổng hợp
ĐT: 0168 699 3030
Hà Nội – 22/04/2014




LY. Phạm Kim Phương (Hội Đông y quận Hai Bà Trung, Tp Hà Nội)
chia sẻ kinh nghiệm điều trị trẻ bị bệnh sởi
(trích bài nói của LY Phạm Kim Phương 
tại buổi sinh hoạt CLBDC HN sáng ngày 27/04/2014)

Minh Thanh chữa sởi cho con:
- Cho ăn nhiều cơm nếp để sởi mọc nhanh
- Tuyệt đối kiêng gió, kiêng nước
- Làm mát trong bằng huyệt diện chẩn


Kinh nghiệm của một hội viên:
- Phân biệt Sởi và Thủy đậu
- Dùng hạt mùi để cho sởi mọc nhanh và đều
- Với Sởi, cần kiêng gió nước, Thủy đậu thì không


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét