Nhớ
lại một lần thầy đến thăm CLB DC của tôi trung tâm giáo dục thường xuyên Nguyễn
Văn Tố, 47 Hàng Quạt, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Những câu chuyện vui dí dỏm của
thầy, biến thành bài học dễ hiểu đắt giá khó quên.
Một
học sinh mang chai nước đến mời thầy kèm theo một cốc nước đá, thầy thân mật
nói: “Các em không hiểu về phép dưỡng sinh ẩm thực. Thầy uống bia có vitamin
thì dùng đá, lavi là loại nước không màu không mùi vị nên bỏ đá vào nước sẽ
tăng vị hàn, làm cho người thường cũng dễ mắc bệnh”. Cô bạn e thẹn mang cốc đá
ra ngoài, bài giảng đầu tiên của thầy rất vui, thấm đậm khác với các thầy, ngay
từ đầu thầy Châu không đi vào cách giảng cụ thể mà tập trung chủ yếu giới thiệu
đường lối và phương hướng điều trị bệnh bằng diện chẩn để các môn sinh dễ hiểu
năng động sáng tạo vận dụng kiến thức tổng hợp của thầy. Thầy nói:
1. “Trong chữa bệnh cần khám
kỹ bệnh nhân, mà trong y học gọi là Vọng, văn, vấn, thiết... là một
trong 4 phương pháp cơ bản để tìm gốc bệnh”. Từ đó đặt ra một phác đồ cụ thể
tùy từng loại bệnh, mà sử dụng dụng cụ, kỹ thuật sao cho thích hợp để đạt kết
quả cao, ví dụ như bộ thăng 127, 50, 19, 37, l - 73± - 189 - 103 - 300± 0± trực
tiếp là kéo lên làm thăng dương khí. Dùng trong những trường hợp bệnh nhân bị
tê, lạnh, cóng, khí huyết hoặc trĩ lòi ra, các chứng sa...
Bộ
bổ âm - huyết 22 - 127 - 63 - 7± - 113± - 17± - 50, 19 - 39 - l - 290± - 0±.
Dùng để tăng lực, chữa cho người già, những bệnh nhân suy yếu, sử dụng bộ này
trước rồi mới chữa bệnh sau.
2.
Trong thủ pháp điều trị thầy đặc biệt nhấn mạnh 2 thủ pháp sau:
2.1. Thủ pháp gạch mặt
Dùng
que dò gạch dọc hay gạch ngang, gạch theo đường cong của viền mũi, ụ cầm, gò má,
ụ xương, lông mày nhiều lần nơi nhạy cảm, bệnh nhân rất đau sau đó dịu dần, cơn
đau giảm nhanh phương pháp này có thể ứng dụng mọi lúc mọi nơi. Tôi nhớ một lần
bác Song Tùng nguyên là một cán bộ cao cấp của nhà nước, ông còn sáng tạo ra bộ
môn: Khí công trường sinh đạo. Khi ông mang bệnh “Gần đất xa trời” đã được thầy
áp dụng chỉ trong chốc lát da dẻ bệnh nhân hồng hào, cơ thể ông lại được hồi
sinh, trước sự thán phục của các môn sinh và người thân, người bệnh... thủ pháp
này cũng chỉ rõ cho tôi hiểu thêm, thầy ứng dụng phản chiếu NÃO & TIM trên
khuôn mặt.
2.2.
Tác dụng của hơ ngải cứu:
Làm
lưu thông khí huyết, làm ấm cơ thể giảm được tiêm viêm, tiêu độc, tăng miễn dịch,
tăng hồng cầu, mạnh gân cốt...
3. Tám
cách điều trị trong DC:
3.1.
Khai thông huyệt đạo, tức là
nơi khí huyết không thông, nên có câu: “Thông
tắc bất thống, thông tắc bất thông”.
3.2.
Đau trên chữa dưới, đau trái chữa phải, đau trước chữa sau...
3.3.
Đồng ứng đồng hình: Ví dụ đau lưng chữa sống mũi, sống đầu, sống trán, sống
tay, sống chân, đau cánh tay chữa cung mày... nhân trung có tàn nhang là buồng
trứng bên phải hoặc bên trái có bệnh.
3.4.
Phản chiếu tức là xem đồ hình mà chữa.
3.5.
Muốn tìm được gốc bệnh phải dựa vào chẩn đoán âm - dương. HÀN - NHIỆT - HƯ THỰC mà chữa
Ví
dụ: Hàn lạnh, khí kém dùng bộ thăng, suy yếu thiếu huyết dùng bộ bổ âm huyết,
viêm nhiễm tiêu viêm, ngộ độc giải độc, ứ trệ khử ứ, đàm thấp: Lọc thấp trừ
đàm... ngã chấn thương: Tan bầm máu, tắc phải thông, kẹt phải gỡ...
Là
một nhà khoa học chẳng những thầy Châu sáng tạo ra một phương pháp độc đáo của
Việt Nam, song thầy còn am hiểu rộng trên mọi lĩnh vực, thầy sống bình dị không
câu lệ nói và làm, trả lời học sinh bất cứ lúc nào. Có lần tôi mạnh dạn hỏi thầy:
Thầy ơi táo bón xoa trên vành môi từ phải sang trái và ngược lại, tại sao xoa
tiếp cung lông mày cũng chữa được táo bón. Thầy trả lời: “Vì cung lông mày có
biểu lý với đại tràng...” Ai nghĩ rằng thầy lại sẵn vốn đông y như vậy, MÀ CHÍNH TÔI CŨNG LÀ
THẦY THUỐC ĐÔNG Y MÀ CÒN NHIỀU KHIẾM KHUYẾT. Tôi lại hỏi tiếp: “Vậy
sao các sinh huyệt trên mặt, thầy không sắp xếp theo thứ tự để chúng em dễ tìm”.
Thầy bắt đầu thuật lại một câu chuyện: Có một bệnh nhân bị đảo mắt nhiều năm,
trong lòng thầy trăn trở, bỗng một đêm trong giấc ngủ thầy bừng tỉnh dạy, thầy lấy
vật dụng làm mô hình 2 bán cầu đại não, thấy nó có liên quan tới thần kinh vận
nhãn trên viền mũi, thầy lấy que dò day ấn, lạ thay trong mắt bệnh nhân ngừng
liền không đảo nữa, thầy đặt cho nó là sinh huyệt 184, vậy cứ nghĩ được bệnh
nào thầy lại đặt tên cho nó, không biết câu chuyện này thầy Châu có còn nhớ
không, em có thể nhớ sai về chi tiết, nhưng nội dung là có thật ! ĐẤY CHÍNH LÀ CÁI VĨ ĐẠI
CỦA THẦY KHÔNG DỄ GÌ AI CŨNG NÓI VÀ LÀM ĐƯỢC. Cái vĩ đại của nhà khoa học GS. TS Bùi Quốc
Châu không chỉ đọng lại chữ DCĐKLP mà vĩ đại ở con người đã sản sinh ra nó. Ông
sinh ra trong một gia đình nề nếp có giáo dục và đã từng là người bệnh. Ông
luôn ngộ ra rằng: Phải cứu mình, cứu người thân, ông nghiên cứu miệt mài làm việc
không mệt mỏi, kiên trì nhẫn lại, đem lại sức sống cho hang vạn người Việt Nam
và thế giới năm châu. ÔNG ĐÃ THỔI HỒN
CHO DÂN TỘC VIỆT NAM.
Kỷ
niệm 35 năm ngày DCĐKLP ra đời. Tôi không có tham vọng gì hơn, bằng tâm huyết của
mình kính dâng lên thầy những việc tôi làm để chứng minh cái hay của DC trong
20 năm qua, so với các thầy và các bạn đồng môn thì việc làm của tôi không thấm
vào đâu. Tôi luôn luôn tâm niệm sâu sắc rằng mọi người chúng ta yêu thích DC sẽ
cố gắng làm theo những lời dạy của thầy: Muốn làm người thầy thuốc giỏi thì “Các
em phải học chữ làm thầy rồi mới chữa bệnh”. Vì vậy tôi đã kết tinh được
những lời dạy của thầy: Học cái gốc của thầy, tâm niệm đạo đức của thầy để có những
thành quả nhỏ bé đến ngày hôm nay.
Xin kính chúc hội nghị thành công.
Chúc ngôi nhà DC ngày càng phát triển.
Kính chúc thầy sáng mãi trong lòng mọi
người.
Hà
Nội, ngày 30 tháng 7 năm 2015
Trò
của Thầy
BS
Nguyễn Như Thọ
T8
- T11 - P23 Times City 458 Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội
ĐT:
0989121277
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét