Trích Bài thu hoạch của Nguyễn Văn San
(Diện chẩn khóa 120, năm 2011, do thầy Bùi Quốc Châu giảng)
Ở các nước
phương Tây, Y học thay thế và bổ xung đang ngày càng được quan tâm tới, khi mà
ngày càng có nhiều bệnh nan y và mãn tính mà Y học hiện đại phải chịu bó tay.
Trong cuốn sách
nổi tiếng “Lành bệnh tự nhiên – khám phá và
tận dụng khả năng tự nhiên của cơ thể để tự duy trì và chữa lành bệnh”,
xuất bản năm 1995 của bác sĩ Andrew Weil, tác giả có liệt kê các phương pháp Y
học thay thế mà người Mỹ hay dùng bao gồm: Châm cứu (Acupuncture), Y học Ấn Độ
(Ayurvedic medicine), Phản hồi sinh học (Biofeedback), Điều chỉnh thân tâm
(Body work: reiki, yoga, shiatsu, qigong, t’ai chi, …), Y học cổ truyền Trung
Quốc (Traditional chinese medicine), Kỹ thuật cột sống (Chiropractic), Kỹ
thuật sử dụng hình ảnh và sự tưởng tượng (Guided imagery and visualization
therapy), Y học thảo dược (Herbal medicine), Y học thể thống nhất (Holistic
medicine), Vi lượng đồng căn (Homeopathy), Thôi miên (Hypnotherapy), Liệu pháp
thiên nhiên (Naturopathy), Thuật nắn xương (Osteopathic Manipulative Therapy),
Chữa bệnh bằng tôn giáo (Religious healing), Chữa bệnh bằng xoa bóp
(Therapeutic touch).
Qua nghiên cứu
sơ bộ, em rút ra một số nhận xét như sau:
- Các phương pháp
cổ truyền như Châm cứu,Y học Ấn Độ hay Y học Trung Quốc vốn đã có một lịch sử
tồn tại rất lâu đời, nó dần dần sẽ lấy lại thế quân bình với Tây y, theo như
mong muốn mà người ta vẫn hay nói: “Đông Tây y kết hợp”. Nhưng các phương pháp
Đông y cũng phức tạp chẳng kém gì Tây Y, không phải ai cũng có thể học được,
nên Đông y và Tây y sẽ vẫn chỉ cạnh tranh nhau sức ảnh hưởng ở trong các bệnh
viện và các trung tâm chữa bệnh.
- Các liệu pháp
tự nhiên khác đang ngày càng mọc lên nhiều như nấm sau mưa. Các phương pháp này
tuy đơn giản hơn, nhưng lại dựa nhiều vào trình độ, khả năng khéo léo, “năng
lượng sinh học” hay “điện lực” của từng người chữa bệnh, vì thế nó khó có thể
phát triển rộng ra được.
- Chỉ có Diện
Chẩn là đã xây dựng được một cơ chế chữa bệnh đầy đủ, thống nhất, vừa hiệu quả,
vừa rẻ tiền, lại vừa dễ học, dễ làm. Ai cũng có thể học để tự phòng và chữa
bệnh cho mình, giảm thiểu sự phụ thuộc vào thuốc men và bác sĩ. Diện Chẩn trong
tương lai sẽ không cạnh tranh với Đông y và Tây y trong các bệnh viện, mà nó
lan tỏa trong quần chúng, biến bệnh nhân thành thầy thuốc, giảm thiểu nỗi khổ
và nỗi đau trong lòng mỗi người dân, góp phần xây dựng một xã hội hài hòa hơn,
gần gũi hơn với thiên nhiên.
.....
Vận mệnh của
một xã hội, một quốc gia hay một nền y học đều có quy luật của nó.
Mốc thời gian
đánh dấu sự ra đời của Y học hiện đại khi Robert Koch phát hiện sự lây bệnh do
vi khuẩn vào khoảng năm 1880 và khi người ta tìm ra thuốc kháng sinh vào khoảng
năm 1900. Như vậy Y học hiện đại mới chỉ có tuổi đời là khoảng 130 năm, nếu
tính từ khi có cái khẳng định “sự lây bệnh là
do vi khuẩn”.
Y học hiện đại
đã làm một cuộc cách mạng thực sự, khi nó có thể điều trị bệnh tật một cách
thần kỳ bằng kháng sinh và phòng chống các dịch bệnh bằng tiêm phòng.
Tuy nhiên, ngay
từ đầu Y học hiện đại đã cho rằng bệnh tật là từ bên ngoài vào, nên nó chỉ tập
trung tìm hiểu về những tác nhân gây bệnh, như là vi trùng và siêu vi trùng,
đồng thời tìm cách điều trị bằng các thuốc kháng sinh và các loại thuốc có dược
tính cao khác.
Loài người đã
nhầm tưởng rằng mình có thể chế ngự được thiên nhiên, chế ngự được những con vi
trùng này, nhưng có ngờ đâu chúng lại có thể sống sót và thích nghi được với
thuốc kháng sinh. Y học hiện đại hoặc là cứ mải tìm cách tấn công một cách vô
vọng những tác nhân gây bệnh bên ngoài, hoặc là chỉ chú trọng thuần túy đến các
cơ chế sinh-hóa-lý của cơ thể, mà không để ý gì đến các cơ chế tâm lý, sự liên
kết huyền bí giữa thân và tâm, cơ chế tự chữa lành bệnh thần kỳ của cơ thể con
người.
Chính thiếu sót
này của Y học hiện đại đã dẫn đến sự trở lại ngày càng mạnh mẽ của các nền Y
học cổ truyền, Y học thay thế và Y học bổ xung. Các nền Y học này chú trọng đến
việc nâng cao thể trạng của người bệnh, kết nối thân và tâm, điều chỉnh tâm lý
và phát động cơ chế tự chữa lành bệnh của cơ thể.
Đặc biệt, như
đã phân tích ở trên, Diện Chẩn có những thế mạnh mà các nền Y học thay thế khác
không thể so sánh được. Chắc chắn trong tương lai Diện Chẩn sẽ được phổ biến
rộng rãi trên toàn thế giới.
Điều này càng
được củng cố thêm, khi em nhớ lại là đã gặp một nhà tiên tri người Kiến An –
Hải Phòng năm 2008, và được nghe ông bình giảng về những lời sấm của
Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Những lời sấm của Trạng Trình nói về một
sự thay đổi lớn lao diễn ra trong những năm bản lề khi nhân loại bước từ thế kỷ
20 sang thế kỷ 21, khi mà nhân loại chuyển từ tranh đấu sang cùng chung sống
trong thái bình. Đặc biệt nhà tiên tri ở Kiến An này còn viết tiếp những câu
thơ tiên tri đầy huyền bí, nhưng rất lý thú về vũ trụ, về cuộc sống của loài
người trên trái đất, về vận mệnh của nước Việt Nam trong tương lai, đặc biệt
trong đó có đoạn “sau này tiếng Việt sẽ được phổ biến ra khắp trên thế giới,
giống như tiếng Anh hiện tại”. Hồi đó, em nghe mà chẳng hiểu gì cả, nhưng từ
khi biết Diện Chẩn thì em mới thấm thía. Hóa ra trong tương lai, các nước trên thế giới sẽ phải học tiếng
Việt để tìm hiểu về Việt Y Đạo và Diện Chẩn của thầy Bùi Quốc Châu. Họ phải học
tiếng Việt để biết cách dùng sống mũi mà chữa sống lưng, dùng cổ tay mà chữa cổ
họng, dùng đầu ngón tay, đầu ngón chân để chữa đau đầu, …
Sài Gòn,
ngày 6 tháng 1 năm 2012
,Học trò
Nguyễn Văn San kính bút.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét