GS TSKH BÙI QUỐC CHÂU
Việc đầu
tiên của một tiến trình điều trị là KHÁM BỆNH tức là tìm hiểu bệnh nhân bị bệnh
gì ? Ở bộ phận nào ? Mức độ bệnh ra sao
? Đau thế nào ? Đau bao lâu ? Có chu kỳ
hay không ?
….
Để thực hiện việc khám bệnh ta cần phải tuần tự tiến hành 4
bước như sau:
1. NHÌN (Vọng chẩn).
2. SỜ (Thiết chẩn).
3. DÒ SINH HUYỆT (Ấn chẩn, Đả chẩn, Nhiệt chẩn).
4. HỎI (Vấn chẩn).
(KN: Đoạn dưới đây nói về DÒ SINH HUYỆT)
DÒ SINH HUYỆT
Ấn chẩn: Chẩn
đoán bằng cách Dò - Ấn huyệt.
Đả chẩn: Chẩn
đoán bằng cách gõ vào huyệt.
Nhiệt chẩn: Chẩn
đoán bằng cách dò Sinh huyệt bằng điếu ngãi cứu.
Đây là việc cụ thể nhất để tìm hiểu bệnh trạng của người
bệnh qua việc khám phá các ĐIỂM NHẠY CẢM hay ĐIỂM ĐAU (SINH HUYỆT) trên da mặt. Có thể
thực hiện bằng que dò hay búa nhỏ. Cũng có thể dò bằng cây lăn (bằng sừng,
đồng, inox) hay cây cào. Theo lý thuyết “ ĐỒNG BỘ THỐNG ĐIỂM “, khi các bộ phận , cơ quan trong cơ thể bị
rối loạn chức năng hay bị tổn thương sẽ gởi tín hiệu lên MẶT qua các vùng và
huyệt tương ứng của chúng. Do đó, thông qua việc khám phá các ĐIỂM hay VÙNG
NHẠY CẢM này, chúng ta sẽ suy ra được các bộ phận hay vùng đang, đã hoặc sắp có
bệnh trong cơ thể, cũng như có thể biết được bệnh nặng hay nhẹ, đang tăng hay
giảm.
Ví dụ:
- Lấy que dò ấn huyệt số 3
thấy bệnh nhân nhăn mặt và kêu đau thì ta có thể suy luận ra cơ quan hô hấp
đang suy yếu (cụ thể là: ho, cảm hoặc tức ngực,,,). Sau khi chữa một thời gian,
khi dò lại huyệt trên không còn đau nhiều như lúc đầu thì biết ngay bệnh đã
giảm và khi không còn đau, đó là đã hết bệnh.
- Hay dùng búa gõ vào huyệt
số 275 (cạnh dái tai) thấy bệnh nhân nhăn mặt kêu đau, ta biết ngay là bệnh
nhân đang viêm họng hay sưng Amidan.
- Hoặc dùng cây lăn, lăn vùng
sống mũi thấy bệnh nhân kêu đau, ta biết bệnh nhân đang mỏi lưng.
Hoặc ta có thể dò SINH HUYỆT bằng điếu ngãi cứu, khi bắt gặp điểm
nào HÚT NÓNG NHIỀU NHẤT, MẠNH NHẤT, SÂU
NHẤT thì biết ngay là cơ quan hay bộ phận tương ứng đang có bệnh (thường là
do hàn). Đây cũng là cách dò Sinh huyệt nhạy và chính xác nhất.
(Theo
GIÁO TRÌNH - KHÓA DIỆN CHẨN K126/2012
Của GS TSKH BÙI QUỐC CHÂU, trang 129)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét