Kính thưa Thầy Bùi Quốc Châu
Kính thưa bạn đọc !
Tôi
không có ý định trình bày một kết quả nào đó mà tôi đã đạt được sau khi học
Diện chẩn. Tôi xin phép trình bày một khía cạnh khác của Diện chẩn, đó là: “DIỆN
CHẨN GIÚP BẠN TỰ CHĂM SÓC SỨC KHỎE CHO BẢN THÂN VÀ GIA ĐÌNH”
Cách
đây 15 năm, tôi không may bị mắc bệnh trọng. Trong lúc phải vật lộn để chịu
đựng những căng thẳng do phẫu thuật và điều trị bằng hóa chất, thì một người
bạn cùng cơ quan là LY Phan xuân Quyên với vợ là LY
Phạm Thị Kim Phương (số 4 Phố Thể Giao,
Quận Hai Bà Trưng, Hà nội) đã đến thăm. Hai bạn mang cho tôi mấy tập tài liệu Diện chẩn,
vài dụng cụ đơn giản và mấy điếu ngải cứu. Các bạn đã giới thiệu sơ lược về Diện chẩn,
hướng dẫn tôi cách cách tìm huyệt trên mặt và dặn dò: “ Cứ soi gương và tự làm như vậy mỗi ngày 2 lần”.
Tôi
thì, cũng như bao bệnh nhân khác, hễ có bệnh trọng thì ai mách gì cũng theo. Nào
là Đông Tây y, thuốc Nam, thuốc Bắc, châm cứu, bấm huyệt, khí công Dưỡng sinh,
bây giờ lại thêm Diện chẩn. Mặt khác, tôi rất cảm kích trước tấm lòng bè bạn, nên
dù chưa có khái niệm rõ ràng về Diện chân tôi cũng cứ làm theo.
Năm
tháng trôi đi, tôi dần dần bình phục.Trong sự bình phục ấy, có một điều kỳ lạ
là tóc tôi rụng rất ít, trong khi những bệnh nhân cùng điều trị một loại thuốc
như tôi, thì hầu hết đều bị rụng tóc. Tôi không có ý định tìm hiểu kỹ xem, vậy
cái gì đã chống được sự rụng tóc. Tôi cho rằng đó là sự tổng hợp của những liệu
pháp mà tôi đã sử dụng. Ở đây tôi chỉ muốn nói rằng Diện chẩn đã đến với tôi 15 năm !
Sau
này thỉnh thoảng bạn tôi lại mang đến cho tôi vài tập tài liệu Diện chẩn nũa.
Tôi đọc, tôi tin và nhận thức được rằng: Đây là một phương pháp chữa bệnh rất
lạ và rất hay và cũng rất dễ học. Tuy nhiên quỹ thời gian của tôi có hạn, trong
khi đó tôi đang có nhiều việc phải làm. Tôi chỉ tâm niệm rằng sau này mình sẽ dành
thời gian để học và áp dụng một cách nghiêm túc, nhưng sau này là bao giờ thì
vẫn chữa xác định được.
Trong
cuộc sống, đôi khi những người trong gia đình tôi gặp sự cố liên quan tới sức
khỏe cần sự trợ giúp của y tế. Ví dụ “Hóc xương, trúng gió…”. Tại thời điểm đó
chưa thể đến Bệnh viện ngay được. Trong tình huống bí bách đó, tôi chợt nghĩ
đến mấy phác đồ Diện chẩn mà tôi đã từng đọc. Các bạn hãy tưởng tượng, một tay
tôi cầm tài liệu, một tay cầm que dò, mắt vừa chăm chú trên đồ hình lại vừa dán
vào mặt người ốm, để dò tim các huyệt theo các đường kinh tuyến, vĩ tuyến. Điều kỳ lạ là, trong những lần bí bách
ấy, tôi chưa kịp làm tới lần cách khoảng thứ 3 thì bệnh đã được giải quyết xong
hoặc giảm rõ rệt.
Sau
khi chính mình đã trải nghiệm những việc kỳ lạ ấy, tôi thỉnh thoảng áp dụng cho
bản thân, người trong gia đình và bạn bè. Tuy nhiên, việc này chưa trở thành
một nhu cầu cấp thiết của cuộc sống, do đó chưa trở thành ý nghĩ thường trực trong đầu tôi.
Gia
đình tôi có 5 chị em gái và một em trai út đang đi công tác vắng nhà. Khi 5 chị
em đều đã nghỉ hưu, tôi nói cho họ hiểu sơ bộ về Diện chẩn và động viên mọi
người cùng đi học Diện chẩn. Tôi nói: “ Bây giờ chị em mình đều đã 60, 70 tuổi cả rồi. Bố mẹ thì đã già. Khi bố mẹ ốm
đau, đám 60, 70 tuổi phải lăn lóc trong
bệnh viện thì gian khổ lắm đây. Chi bằng chị em mình đi học một lớp Diện chẩn,
trước hết là lo cho mình sau đó là cùng lo cho bố mẹ.” Nghe tôi nói, 5 chị em
ruột của tôi và thêm 2 cô em chồng, năm 2011, đã cùng nhau theo học một lớp
Diện chẩn trong 8 tuần.
Sau
khi học xong, chắc chắn là chị em tôi cũng giống như các học viên khác, điều ít
nhiều xử lý được những tình huống thông thường có liên quan đến sức khỏe bản
thân và gia đình. Trong đó có nhiều tình huống phải xử lý dài ngày, có tình
huống chỉ vài 3 lần Diện chẩn là khỏi hoặc đỡ hẳn. Cũng có những tình huống
không có ý định điều trị nhưng tình cờ lại chữa khỏi.
Thông
qua câu chuyện của chị em tôi, tôi chỉ muốn nói một điều là: “Bệnh viện ở nước ta hiện nay đang rất quá tải. Vài ba bệnh
nhân nằm chung một giường là chuyện bình thường. Còn việc bệnh nhân phải nằm
trong gầm gường là điều tôi không hề nghỉ tới, nhưng lại là một sự thật. Việc
mình có thể tự lo được cho mình và người thân trước khi chưa nhất thiết
phải đến bệnh viện đã là một điều tuyệt vời lắm rồi. Điều tôi mong là sẽ có
nhiều người cùng nghĩ như tôi, hãy tự chăm sóc cho mình, trước khi nhờ tới xã
hội, cộng đồng chăm sóc cho mình.“
Xin
cám ơn mọi
người đã theo dõi câu chuyện của gia đình tôi.
Cám
ơn GS TSKH Bùi Quốc Châu, một người mà tôi vô
cùng kính trọng và ngưỡng mộ.
Cám ơn hai bạn Quyên Phương, đồng thời là các thầy cô giáo
đã trực tiếp truyền đạt kiến thức Diện chẩn của GS TSKH Bùi Quốc Châu cho chị em
chúng tôi.
L.T.S
Học viên Lớp Diện chân Khóa 71-2011
Học viên Lớp Diện chân Khóa 71-2011
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét