Chủ Nhật, 1 tháng 1, 2012

SUY NGẪM VỀ DIỆN CHẨN VÀ 10 NĂM RÀO CẢN

NGUYỄN ĐĂNG KỲ


(Văn bản này tôi soạn thảo theo yêu cầu của ban Giám đốc Trung tâm Dưỡng sinh bằng Năng lượng, sinh học và DIỆN CHẨN tỉnh THÁI BÌNH. Tôi đã tiếp thu ý kiến đóng góp cuả nhiều vị là cây cao bóng cả cuả làng, xã).

Tôi thực hành chữa bệnh cho nhân dân bằng diện chẩn từ năm 2001 đến nay đã tròn 10 năm. Mười năm qua nhà tôi đã trở thành điểm chữa bệnh được đông đảo người dân ở nhiều tỉnh thành xa ngoài Thái Bình tìm đến. Tiếng đồn về việc tôi làm đã vượt biên giới quốc gia. Từ Canađa, Anh Quốc, Đức, Ba Lan, Tiệp Khắc, Nga, Úc, nhiều việt kiều đã tìm đến và được chữa  khỏi bệnh. Mười năm qua nhờ Diện chẩn tôi có được hạnh phúc lớn không thể tiền vàng nào mua được



 Hôm nay tôi mạnh dạn chia sẻ niềm vui với quý vị hội viên câu lạc bộ Diện chẩn tỉnh Thái Bình, hy vọng quý vị cũng sẽ mạnh dạn đem hiểu biết về Diện chẩn phục vụ nhân dân và sẽ nhanh chóng gặt hái được những thành quả tốt đẹp.

Nhờ diện chẩn tôi đã thành công trong việc chữa bệnh khó, xin bắt đầu từ việc chữa di chứng tai biến mạch máu não.
Phóng viên báo An ninh biên giới có mặt ở nhà tôi đúng dịp tôi chữa bệnh bại liệt cho ông Qũy bố chồng thạc sỹ Đào Thị Lan trưởng khoa sản bệnh viện I huyện Hưng Hà, Thái Bình. Ông Quỹ bị bại liệt cả 2 chân và tay trái, lại cấm khẩu, bí đại tiện, tiểu tiện. Ông được con cháu đưa đi chữa ở bênh viện huyện, tỉnh, lên cả Hà Nội nhưng không khỏi. ở Hà Nội bà Tú Cẩm giới thiệu với thạc sỹ Đào Thị Lan về việc chữa bệnh bằng Diện chẩn. Chị Lan đưa ngay bố chồng về nhà tôi. Sau 20 ngày Diện chẩn, ông Qũy khoẻ mạnh trở về với con cháu trong niềm vui sướng tột độ.
Thời gian ở nhà tôi phóng viên báo An Ninh đã tìm hiểu thêm nhiều việc khác nữa, do đó mới có bài “ Thực hư chuyện Diện chẩn chữa bách bệnh ở Thái Bình” Bài báo đó đã đưa nhiều người bệnh ở xa đến nhà tôi.
Bà Lê Thị Ca ở thôn Tư Sinh xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, TP Hải Phòng là chị dâu ông Vũ Chiến, Thứ trưởng Bộ Bưu Chính Viễn Thông. Bà bị bại não liệt cả hai chân, con cháu đã đưa bà đi bệnh viện chữa trị nhưng không khỏi. Ông Vũ Chiến quyết định cho xe đưa bà Ca đến với Diện chẩn. Sau 10 ngày bà Ca khỏi bệnh ra về. Đến nay đã hơn hai năm bà vẫn lao động khoẻ mạnh.
Chị Liễu còn có tên gọi khác là Chiên, công tác tại bệnh viện Phụ sản Thái Bình có ông cậu là Nguyễn Văn Biên ở tổ 17 phường Hoàng Diệu thành phố Thái Bình bị tai biến não liệt nửa người. Biết rõ việc chữa bệnh bằng Diện chẩn ở chỗ tôi, chị Liễu cho xe đưa ông Biên về ngay trong đêm. Mười ngày sau ông Biên trở về và từ đó đến nay ông là người thợ xây giỏi.
 Anh em con cháu ông Biên về nhà tôi thăm người bệnh cũng được tôi chữa cho khỏi bệnh như viêm phế quản, thoái hoá đốt sống cổ, thần kinh toạ, ngủ ngáy, nghiến răng.... mà không ai phải tốn tiền.
Cháu Bùi Hoàng Phúc công dân Anh quốc (con một Việt kiều quốc tịch Anh) bị bại liệt cả hai chân, đồng chí trung tá Ngô Xuân Biên công an huyện Quỳnh Phụ bảo lãnh đưa đến với Diện chẩn. Ngày khỏi bệnh ra về, ông ngoại cháu Phúc kỷ niệm tôi bức ảnh với lời đề tặng: “Với lòng ngưỡng mộ và biết ơn sâu sắc xin được tôn vinh ông danh hiệu Bác sỹ”.
Người bệnh được hưởng hạnh phúc lớn là cháu Vũ Ngọc Linh  8 tuổi ở Thị trấn Yên Lão, Hoàng Tây, Kim Bảng, Hà Nam. Cháu Linh liệt cả tứ chi, hai tay gập chặt vào ngực, hai chân quắp lại phía mông. Cháu bò bằng khuỷu tay, đầu gối và hai mu bàn chân. Nhờ Diện chẩn tay cháu mềm trở lại, chân duỗi thẳng đứng dậy được. Tôi bảo mẹ cháu điện cho bố mua một chiếc xe có bánh lăn để cháu vận động, tập đi. Bố chưa kịp mang đến thì cháu đã tự đi bằng đôi chân của mình.Cháu Linh tập đi nhanh như vậy là nhờ những người đang chữa bệnh ở nhà tôi thương cháu, động viên rất nhiều. Họ đặt máy điện thoại ở bàn uống nước, bảo cháu nếu tự đến được thì sẽ cho máy. Mẹ cháu dắt từng bước run rẩy lóng ngóng, thế rồi cháu đi được và trở về trong niềm hân hoan mừng rỡ của mọi người.
Trường hợp đặc biệt: anh Nguyễn Đăng Vĩ ở thôn Lương Cụ Nam xã Quỳnh
Hồng, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình bị bại não liệt tứ chi.

Bệnh viện trả về, gia đình chuẩn bị tư thế làm đám tang. Anh em, chòm xóm đến thăm ai cũng cho tiền với ý thức nghĩa tử là nghĩa tận Thế nhưng anh Vĩ không chết, vợ anh cùng một người hàng xóm tốt bụng giúp xốc nách anh đưa sang nhà tôi (cách nhà tôi khoảng 100m) nhờ Diện chẩn, sau một tháng anh Vĩ lại đi làm bình thường như chưa hề bị bại liệt.
Mười năm qua bệnh nhân bại liệt như thế đến nhà tôi có cả trăm. Tất cả đều trọ ở nhà chị Nhung Biên cách nhà tôi khoảng 400m, quý vị muốn kiểm chứng tư liệu xin cứ đến nhà để việc tìm hiểu được khách quan


     Ông Nguyễn Đăng Vĩ

Chuyện chữa bệnh bại liệt còn dài lắm. tôi xin dừng để nói sang chuyện khác. Chuyện chữa bệnh tâm thần:

Năm 2006 tại hội nghị tổng kết nhiệm kỳ II của Trung tâm DSBNLSH và Diện chẩn tỉnh Thái Bình, tôi có báo cáo việc chữa bệnh tâm thần cho một số người. Giờ ra giải lao có đại biểu hỏi: “Tôi tin bác chữa được bệnh tâm thần nhưng liệu về lâu dài có chắc chắn khỏi hẳn không?“. Lúc đó tôi chỉ nói “Phải có thời gian mới khẳng định được”. Bây giờ tôi đã có câu trả lời thoả đáng.
Anh Lê Văn Khiết cán bộ giảng dạy lý luận chính trị thuộc Huyện uỷ huyện Hưng Hà, Thái Bình, quê ở thôn Hoàng Nông xã Điệp Nông huyện Hưng Hà. Anh bị tâm thần nặng, lên lớp không giảng bài, chỉ nói xấu đ/c Lê Duẩn và lải nhải chuyện con khỉ sinh ra con người. Vì anh là con một thương binh đặc biệt nên được cơ quan ưu ái cho nghỉ việc giữ nguyên lương để chữa bệnh. Sau một năm chạy chữa bằng Đông y, Tây y kết hợp với tâm linh, bệnh không chuyển, có chiều hướng nặng thêm. Anh đập phá cả tượng thờ ở Đền, chùa, gia đình phải mua đền. Anh được đưa đến với Diện chẩn ngày 11/11/2003 đến ngày 23/11/2003 thì khỏi bệnh, cơ quan cho anh trở lại vị trí công tác cũ. Anh làm việc tốt, bác sỹ Nguyễn Hồng Vi người cùng làng cho biết. Anh được kết nạp Đảng sau đó được điều động lên tỉnh.

Một lần về lại Hưng Hà công tác đ/c Khiết có kể chuyện được chữa khỏi bệnh tâm thần bằng Diện chẩn cho cán bộ nghe, cô giáo Trần Thị Minh Hồng (Trường cấp II Bắc Sơn, Hưng Hà, Thái Bình) xin địa chỉ của tôi rồi đưa cháu Nguyễn Ngọc Thiệp (con anh chồng) đến chữa bệnh. Anh Thiệp lúc đó đã 26 tuổi ở xóm 9, thôn Quyết Tiến, xã Bắc Sơn, Hưng Hà. Anh bị tâm thần đã 6 năm, chính quyền đã xét trợ cấp hàng tháng. Từ Bắc Sơn đến nhà tôi cách 8 km, cô giáo phải mất 5 ngày mới đưa được người bệnh đến nơi. Hai chục ngày sau anh Thiệp khỏi bệnh, gia đình cưới vợ cho anh là chị Đinh Thị Yên ngày 13/3/2005.
Sau năm năm anh chị sinh được 2 cháu trai xinh đẹp, lúc đó mới thật tin là khỏi bệnh. Ngày 02/9/2009 anh Thiệp mới cảm ơn và tặng ảnh kỷ niệm. Bây giờ Anh Thiệp lao động khoẻ mạnh, giỏi giang đã xây được nhà ra ở riêng, gia đình rất hạnh phúc.

Gia đình anh Nguyễn Ngọc Thiệp


Cô giáo Trần Thị Minh Hồng




 Cháu Phạm Văn Đức con trai duy nhất của ông Phạm Văn Toàn vàTrần Thị Thơ công tác ở Bộ tư pháp là sinh viên học giỏi nhưng bị tâm thần, ở Hà Nội chữa mãi không khỏi. Cháu Đức được bố mẹ gửi về quê nội ở xã Quỳnh Giao nhờ bác dâu chăm sóc và chữa bệnh bằng Diện chẩn. May mắn cho gia đình ông Toàn, bà Thơ cháu Đức vừa khỏi bệnh thì ông Toàn được nhà nước bổ nhiệm công tác ngoại giao tại cộng hoà liên Bang Đức. Ông được phép mang theo vợ, con, cháu Đức lên Hà Nội làm thủ tục xuất cảnh thuận lợi. Bác Dân vừa đến thăm tôi cho biết ở Beclin Đức học giỏi. đã có bằng Thạc sỹ, con trai bà người có công đưa Đức hàng ngày đi chữa bệnh được ông Toàn bảo trợ cũng sang BecLin du học.
Ông Lê Khắc Thịnh thợ lái máy ủi ở xã An Khê, Quỳnh Phụ, Thái Bình đã bị tâm thần 10 năm, ông được đưa đến Diện chẩn trong tình trạng người mụ mẫm ngủ li bì, khi thức chỉ ngồi câm lặng, không cười, không nói, hỏi cũng không trả lời, phải mất hơn một tháng ông Thịnh mới khỏi bệnh. Từ năm 2004 đến nay ông Thịnh vẫn khoẻ mạnh, vẫn phóng xe đi lấy hàng phụ với vợ con buôn bán.
Cũng ở xã An Khê, huyện Quỳnh Phụ, Thái Bình còn có anh Đỗ Văn Đài 26 tuổi (Thôn Đại Đồng) bị trầm cảm như ông Thịnh nhưng được chữa nhanh hơn, chỉ mất nửa tháng anh Đài đã vào Tây nguyên làm kinh tế với bố mẹ.
Mới đây ngày 11/8/2011 bác Lê Đắc Dũng chủ xưởng mộc nổi tiếng ở xã An Khê, huyện Quỳnh Phụ, Thái Bình đưa đến nhà tôi 2 con. Một trai là Lê Văn Duy 13 tuổi, một gái là Lê Thị Tươi 16 tuổi. Cả hai cháu đều bị tâm thần đã 10 năm .Cháu Duy ở dạng cuồng, đến lớp ngồi quay lưng lên bảng, thầy giáo uốn nắn cháu nổi khùng đòi giết, đòi bỏ tù. Cháu Tươi ở dạng hoang tưởng, suốt ngày nói lảm nhảm, trò chuyện với kẻ vô hình. Mười năm chạy chữa thuốc men tốn kém rất nhiều. Đến với Diện chẩn cả hai cháu tỉnh dần. ngày 13/10/2011 cả hai cháu đều được mẹ đưa tới trường, học hành bình an vui vẻ.
Như vậy là ở xã An khê có 4 bệnh nhân bị bệnh tâm thần, Diện chẩn chữa khỏi cả 4. Nếu kể cả thầy giáo Nguyễn Hữu Nhân 38 tuổi thì số bệnh nhân Tâm thần là 5. Thầy Nhân q gốc ở thôn Đồng Ngậu xã Quỳnh Giao, huyện Quỳnh Phụ dạy học ở trường cấp II xã An Khê, thầy bị tâm thần đã 6 năm không dạy học được. Phòng giáo dục điều về trường cấp I xã Quỳnh Lâm. sáng nào thầy cũng tới trường, một lúc sau bỏ đi lang thang. Bố vợ thầy Nhân là ông Hoà ở thôn Mỹ Cụ xã Quỳnh Hồng đưa con rể đến với Diện chẩn. Thầy Nhân khỏi bệnh lại dạy học bình thường.

Chuyện tâm thần còn nhiều, thời lượng có hạn, tôi xin dừng lại để chuyển sang việc khác, chuyện chữa cận thị cho học sinh, sinh viên:

Xã hội ta ngày nay người cận thị quá nhiều. Điều đáng lo là bệnh viện không chữa, bác sỹ không chữa, chỉ bán kính cho đeo. Tôi thấy càng đeo kính độ cận càng tăng lên, chưa thấy ai đeo kính mà khỏi cận. Công nghệ mới của Tây y có mổ Laser, Lasik hiện đại lắm nhưng mổ Laser, Lasik cũng không dễ, phải đi Hà Nội, phải đi Sài Gòn… kết quả ra sao? tôi không có thông tin, không dám nói. chỉ biết rằng có cháu đã dùng Laser, Lasik rồi vẫn đến với Diện Chẩn chữa lại. Khó khăn là thế tại sao tôi không có bằng cấp ngành y lại dám chữa cận thị?

Xin thưa! Tôi may mắm được phục vụ một số cán bộ từ Hà Nội về như vợ chồng ông Vũ Chiến thứ trưởng Bộ Bưu chính viễn thông, bà Phạm Thị Thuý trưởng khoa ngoại ngữ trường đại học Quốc gia Hà Nội, ông Nguyễn Quang Thường cán bộ của công ty lắp máy Việt Nam, nhà giáo Trịnh Mạnh Cường giảng viên khoa sử trường đại học sư phạm II Hà Nội … Những ngày ở nhà tôi các vị đó đã chứng kiến nhiều chuyện phiền toái mà tôi phải gánh chịu. Vì học Diện Chẩn lại mạnh dạn nghiên cứu ứng dụng đem hiểu biết phục vụ nhân dân, ngay lập tức trong sinh hoạt tôi bị công kích gay gắt, bị xúc phạm nặng nề, bị quy kết tội vi phạm điều cấm kỵ Đảng viên không được làm … có tới 17 người bỏ phiếu cho tôi không đủ tư cách đảng viên. Suốt 10 năm đơn thư tố giác nhiều: Tôi không có bằng cấp ngành y mà chữa bệnh, vi phạm pháp luật, vi phạm luật hành nghề y dược tư nhân, khách trọ quá đông gây rối trật tự an ninh, rác thải xả bừa bãi gây ô nhiễm môi trường … Thanh tra liên ngành của tỉnh, huyện nhiều lần về làm việc. Biên bản kiểm tra lần nào cũng chỉ ghi là không có bằng cấp mà chữa bệnh. Không phê phán điều gì cũng chưa gây khó khăn gì cho tôi. Nhưng tôi rất khó chịu. Tôi tự hỏi: tại sao sống ở đời lại khó thế, muốn làm việc nhân nghĩa, thiện tâm, muốn đem hiểu biết phục vụ nhân dân mà rào cản lại bủa vây tới tấp, nhiều lúc chán nản định bỏ cuộc. Chính lúc đó các vị khách Hà Nội lại động viên tôi. Các vị khuyên tôi: “ Việc bác làm là cái mới, cái mới không dễ gì được chấp nhận ngay. Chỉ ai có lương tri, có hiểu biết mới khuyến khích bác học và làm. Còn những ai kém hiểu biết lại ích kỉ, hẹp hòi sẽ tìm mọi cách bóp chết. Bác đừng sợ cứ mạnh dạn mà làm hiệu quả là chân lý” . “ Bác xem phương pháp mới có chữa được cận không? Con cháu chúng tôi cận quá nhiều, nếu chữa được bác có thể bỏ tất cả, chỉ chữa cận thôi bác sẽ là người nổi tiếng”.
Tôi không dám mơ nổi tiếng nhưng thấy lời khuyên rất hay tôi lại kiên định, quyết học, quyết làm. Trong thời buổi kinh tế thị trường, nhiều người nghĩ rằng làm việc gì cũng phải nghĩ đến tiền. Trong thực tế không phải như vậy. Nhiều người làm việc với động cơ từ thiện như những trung tâm chăm sóc sức khoẻ người già, người tàn tật, trẻ mồ côi, trẻ nhiễm chất độc da cam …. Bản thân tôi cũng vậy. Xin khẳng định 10 năm qua tôi làm Diện Chẩn cho hàng chục ngàn người bệnh ở mọi miền đất nước, cả với kiều bào ở nước ngoài, tôi chưa hề yêu cầu ai phải trả tiền công. Điều tôi băn khoăn trăn trở ngày đêm là làm sao giúp cho thật nhiều người khỏi bệnh.
10 năm qua rất nhiều người ốm lê lết chạy chữa nhiều nơi, tốn kém quá nhiều tiền mà không khỏi bệnh. Bằng Diện Chẩn tôi giúp họ khỏi bệnh, còn gì hạnh phúc hơn?
Hơn nữa tôi là cựu chiến binh, Bài học đầu đời người lính Đảng dạy chúng tôi: “Vì nhân dân quên mình, vì nhân dân hy sinh”. Phát huy truyền thống anh bộ đội Cụ Hồ, đem hiểu biết phục vụ nhân dân nhất định không có tội.
Tôi là Đảng viên đã lĩnh huy hiệu 40 năm tuổi Đảng. Khi vào Đảng tôi đã thề dưới cờ sẽ phục Đảng, phục vụ nhân dân đến hơi thở cuối cùng. Nay mạnh dạn học cái mới, say sưa nghiên cứu ứng dụng phục vụ nhân dân, làm lợi cho dân, nhất định không có tội.
Tôi là thương binh tỷ lệ thương tật 38%. Bác Hồ dạy: “Thưong binh tàn nhưng không phế. Tôi học Diện Chẩn chữa bệnh cứu ngưòi, làm việc thiện. Nếu Bác Hồ còn sống nhất định Người không phê bình tôi.
Tôi là hội viên người cao tuổi. Tiêu chí phấn đấu là sống vui, sống khoẻ, sống hữu ích. Chữa bệnh cứu ngưòi nhất định không có tội.
Chính vì những lí do đó làm tôi yên tâm, vượt qua mọi khó khăn, kể cả những lời lẽ trì trích gay gắt của nhiều Đảng viên trong chi bộ. Tôi quyết chữa bệnh bằng phương pháp Diện chẩn,  tôi  quyết chữa cận cho các cháu học sinh, sinh viên.
Cuối năm 2001, ông Đợi trưởng phòng kĩ thuật Quân khu II đưa con gái đến. Cháu Nhung có khối u ở khoeo chân được Diện Chẩn chữa khối u hoàn toàn. Ông Đợi than phiền cháu Nhung bị cận thị. Sách Diện Chẩn sẵn có phác đồ, tôi mạnh dạn chữa. May quá cháu Nhung bỏ kính đi học kĩ thuật vô tuyến truyền hình. Tôi vui khoe với bạn bè, lập tức tôi bị dội nước lạnh: “ ông đừng làm trò đội đá với trời. Cận thị là tật khúc xạ không chữa được, sao ông dám nói…”. Tôi hoang mang đành im lặng.
Hè 2003 cháu Ngô Bá Dân ở xã Quỳnh Giao huyện Quỳnh Phụ, Thái Bình được mẹ đưa tới yêu cầu chữa cận thị. Tôi từ chối, mẹ cháu năn nỉ “Chị Nhung ông chữa được, sao con cháu ông không chữa? ông cố giúp cháu một lần xem”. Bí quá tôi nhận lời. Thật may cháu Dân khỏi cận. Hai ngày sau 4 cháu cận tới nhà. Tôi chữa khỏi thêm 2 cháu. Lập tức những ngày kế tiếp 80 cháu đến. Năm đó tôi chưa có kinh nghiệm, phác đồ trong sách còn đơn giản nên chỉ chữa được 41 cháu. Dư luận xôn xao, có người khen tôi giỏi, có người bảo tôi bịp chứ khỏi làm sao được. Tôi im lặng lắng nghe, không phản ứng gì, cứ chăm chú làm việc.
Hè năm 2004 số HS cận đến 160 cháu, tôi chữa được 106 cháu. Năm 2005 người cận đến trên 260. Bốn ông cháu tôi tập trung sức chữa cận, không nhận chữa bệnh khác. Từ đó đến nay suốt mấy tháng hè, ngày nào nhà tôi cũng chật người chữa cận. Tôi mệt quá, không đủ sức ghi chép và cũng chẳng ghi chép để làm gì. Việc tôi làm là hoàn toàn tự giác, Đảng không cử, dân không bầu, chính quyền đoàn thể không quản lý, không khen và cũng không chê, chỉ có một số người do quá quan liêu ,bảo thủ, trì trệ, không tìm hiểu, không biết tôi làm được gì, tốt đẹp ra sao, thậm chí con cháu họ chờ chết tôi đã cứu sống, họ trông thấy tận mắt nhưng vẫn cố tìm mọi cách công kích xúc phạm, Tôi không nản, vẫn làm việc nghiêm túc.
Tôi để tâm theo dõi đánh giá kết quả, tự rút kinh nghiệm cho mình nhằm làm được tốt hơn.
Xin nêu một số ví dụ: Ở Quang Hanh - Quảng Ninh về 5 cháu cận, tôi chữa được 2 cháu, 3 cháu còn lại có bệnh về mắt tôi chưa khám phá được. Xã Quỳnh Bảo có 7 cháu, tôi chữa được 5, một cháu bẩm sinh không chữa được, một cháu cận nặng 6 độ, hết hè giảm xuống 4 độ, còn 2 độ, phải đeo kính đi học, coi như chưa khỏi. Xã Trai Trang huyện Yên Mỹ tỉnh Hưng Yên có 31 cháu đến, tôi chữa khỏi 29 cháu, một cháu bẩm sinh, một cháu cận 8 độ lại lớn tuổi 26 tuổi rồi nên không chữa được. Sau một năm học một cháu tái cận. Hè năm 2009 về chữa lại cũng khỏi hẳn. Huyện Thanh Miện tỉnh Hải Dương số cận thị được chữa khỏi quá đông. Tôi thường nói vui với phụ huynh các cháu: Thanh miện được mùa khỏi cận.
Tôi rất vui khi cháu Ngô Huy Hoàng, con trai Trung tá Ngô Xuân Biên Công an huyện Quỳnh Phụ và chị Mai công tác tại Bệnh viện Quỳnh Côi, cận 5 độ được chữa khỏi từ năm học lớp 11. Nay đã tốt nghiệp Đại học Y Thái Bình, ra công tác mắt vẫn trong sáng.
Tôi rất vui khi cháu Nguyễn Văn Công ở Thôn Quảng Bá và cháu Nguyễn Văn Khái ở Thôn An Phú xã Quỳnh Hải, Q. Phụ cận 5 độ đã được chữa khỏi từ năm lớp 10 nay đã là sinh viên Học viện kỹ thuật quân sự năm thứ 3, mắt vẫn trong sáng.
Tôi rất vui khi cô giáo Phạm Thị Bích trường tiểu học Vệ An - Thành phố Bắc Ninh ĐT: 0983.037.688 có 2 con và 1 cháu khỏi cận. Riêng cháu Trang Nhung mới 9 tuổi phải đeo kính 11 độ lại khỏi nhanh, chỉ 13 ngày. Với tôi đây là trường hợp đặc biệt không thể nào quên.
Tôi rất vui với cháu Vũ Thuý Hà, 27 tuổi, ở phòng 702 N2a Khu chung cư Trung Hoà Nhân Chính Hà Nội, ĐT: 0914.344.058, đã tốt nghiệp đại học, làm việc tại Ngân hàng đầu tư phát triển Việt Nam, toà nhà Vincom 191 Bà Triệu. Vì cận nặng cháu đã mổ Lasik, mắt sáng được thời gian ngắn lại mờ mịt. Cháu đi khám, bác sỹ yêu cầu mổ lại, cháu sợ không mổ, tìm đến với diện chẩn. Kết quả thế nào? Quý vị cứ điện hỏi, cháu Hà trả lời sẽ khách quan hơn.
Trên đây mới là ba bệnh khó.Thực tế 10 năm qua bằng Diện chẩn tôi còn chữa được nhiều loại bệnh khác rất hay. Ban giám đốc khống chế thời lượng không thể viết dài, xin hẹn dịp khác sẽ tâm sự tiếp. Cuối cùng tôi có đôi lời suy ngẫm về Diện chẩn Bùi Quốc Châu.
1/- Phương pháp Diện chẩn - Điều khiển liệu pháp của tác giã:  GSTS,KH Bùi Quốc Châu
Là phương pháp chữa bệnh mới, hiệu quả cao. Nhiều bệnh các phương pháp chữa bệnh khác gặp khó khăn như Viêm phế quản co thắt, hen, suyễn, thoái hoá đốt sống cổ, viêm xoang … thì Diện chẩn lại xử lý thuận lợi.
2/-Phương pháp  Diện chẩn rất an toàn tuyệt đối
Chữa theo Diện chẩn không dùng thuốc, không dùng kim tiêm, không châm chích, không dùng dao, kéo, khi tác động không bị trầy da, chảy máu không lây nhiễm, không gây phản ứng phụ,  không để lại di chứng ...
Mười năm qua tôi đã chữa bệnh cho ít nhất 20.000 người chưa hề có phản ứng phụ hoặc sự  cố xấu xảy ra.
3/- Phương pháp Diện chẩn tiết kiệm tối đa tiền bạc cho người bệnh
Người chữa bệnh bằng phương pháp Diện chẩn không phải mua  thuốc, không thử máu, không thử phân, thử nước tiểu… đương nhiên không phải tốn tiền. Cả xe đạp, xe máy cũng không phải mua vé. Khỏi bệnh, phí tổn cũng không đáng kể. Những người tai biến não được chữa khỏi chưa ai vượt quá số 1 triệu đồng. Ví dụ: ông Quỹ bố chồng thạc sỹ Đào Thị Lan khỏi bệnh, phí tổn chỉ có 500.000 đồng.
4/- Xã hội chúng ta hiện nay  có nhiều phương pháp chữa bệnh
Chẳng hạn như: Đông y, Tây y, Y học cổ truyền … phương pháp nào cũng tốt, nhưng phương pháp nào cũng chưa hoàn thiện … có bệnh Đông y chữa được, Tây y không chữa đựơc và ngược lại. Diện chẩn cũng vậy, có bệnh Diện chẩn chữa được mà Đông y, Tây y không chữa được. Có bệnh Diện chẩn không chữa được phải tìm tới Tây Y… Bởi vậy cần có nhiều phương thức chữa bệnh, bổ sung cho nhau, hỗ trợ nhau, phối hợp nhau được thì càng có lợi cho nhân dân.


5/- Phương pháp Diện chẩn hiệu qua, rất dễ mà cũng rất khó.
- Về chuyên môn kỹ thuật: Thái Bình tuy đã mở 6 khoá học nhưng khoá nào cũng rất ngắn ngày. Dung lượng kiến thức rộng lại rất trìu tượng khó hiểu, không phải ai học cũng hiểu do đó người học thì đông, người thực hành thì ít, người làm giỏi càng ít hơn nữa. - Diện chẩn gặp nhiều rào cản: Tập quán của dân ta được đúc kết trong câu “Cơm có rau, đau có thuốc”. Từ xưa hễ đau ốm là người ta nghĩ ngay đến thuốc. Nay Diện Chẩn không dùng thuốc mà khỏi bệnh, chuyện lạ đời này không dễ gì được chấp nhận ngay. Dân ta có câu ”Bụt chùa nhà không thiêng” nên Tây, Tàu dạy gì là học ngay. Khiêm tốn học tập bạn là tốt nhưng những gì người Việt mình sáng tạo ra thì ỉ ôi, không tin, thậm chí tìm mọi cách bóp chết. Thái độ kỳ thị độc ác này khiến những người học Diện Chẩn nếu không có bản lĩnh rất dễ buông xuôi, bỏ cuộc…
 Nhiều người cho rằng phải có bằng cấp ngành Y, phải có GPKD mới được chữa bệnh, điều đó là đúng, nhưng chỉ đúng với những ai chữa bệnh bằng thuốc tây, thuốc bắc, châm cứu, bấm huyệt (theo hệ thống huyệt của đông y). Còn Diện chẩn thì sao?. Luật pháp chưa quy định phải có bằng cấp mới được chữa bệnh bằng Diện chẩn. Theo tôi biết, thế gian này không hiếm gì người không có bằng cấp ngành Y mà chữa bệnh giỏi. Ví dụ như ông Thoàn ở xã An Quý huyện Quỳnh Phụ không có bằng cấp mà chữa bệnh Bỏng kỳ tài, điều này dân chúng biết rất rõ. Kỳ thị với những người không có bằng cấp ngành y mà chữa bệnh giỏi, đó cũng là một thứ rào cản tồi tệ bậc nhất trong lịch sử loài người. Những người làm Diện chẩn nếu không có bản lĩnh chính trị vững vàng, không có tay nghề Diện chẩn tốt cũng dễ dàng bị bóp chết.


6/-Phương pháp  Diện chẩn - điều khiển liệu pháp ra đời ngày 26/3/1980 do trí tuệ người Việt Nam sáng tạo ra. Diện chẩn còn  non trẻ nhưng đã phát huy tác dụng  to lớn của nó trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của con người. Đã xuất hiện nhiều lương y Diện chẩn tài danh như cụ Trần Dũng Thắng, ông Hoàng Chu, ông Tạ Minh… ở Thành phố HCM. Lương y Đồng xuân Toán, Lương y Nguyễn  Thị Quốc Khánh ở Hải Phòng, Lương y Phan Xuân Quyên ở Hà Nội. CLB Diện chẩn Huyện Vũ Thư Tỉnh Thái Bình có 5.000 hội viên đông nhất trong cả nước, đây là tổ chức nòng cốt, có nhiều người  chữa bệnh bằng Diện chẩn cho các địa phương. Rất mong các cấp chính quyền, các cơ quan chuyên môn có cái nhìn khách quan, khoa học về Diện chẩn khuyến khích và tạo thuận lợi để những ai đã học Diện chẩn mạnh dạn đem hiểu biết phục vụ nhân dân, góp phần chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, góp phần làm giảm áp lực cho các bệnh viện công lập . Tôi không có bằng cấp, nhờ Diện chẩn tôi đã chữa thành công nhiều bệnh nan y, làm cho nhiều người không giải thích được sinh ra băn khoăn thắc mắc định kiến. Họ không tìm hiểu, không biết tôi làm được những gì, cũng chẳng ai tạo cơ hội cho tôi giải thích. Song tôi nghĩ, chúng ta đang sống ở thời đại văn minh, hội nhập, những tiến bộ về khoa học, kỹ thuật đang phát triển từng ngày. Nhiều nhân tài xuất hiện, như những người nông dân đồng bằng sông Cửu Long sáng tạo ra máy cày, máy gặt đập liên hoàn để giải phóng sức lao động cho người nghèo. Cũng như người không có bằng kỹ sư mà dám chế tạo ra máy bay lên thẳng v.v…. Diện chẩn là một môn y học bổ sung,  mang tính khoa học được 36 nước trên Thế giới nghiên cứu, ứng dụng chữa bệnh, họ đều hoan nghênh và thừa nhận GS,TSKH Bùi Quốc Châu  người Việt Nam sáng tạo ra, và coi đây là trí tuệ Việt Nam .
Những chuyện lạ mà có thật đó đang diễn ra trước mắt chúng ta trong cuộc sống thường ngày. Thái độ với những việc đó như thế nào? Bóp chết nó hay khuyến khích nó phát triển phục vụ lợi ích con ngưòi là tuỳ thuộc ở quan điểm và cách ứng xử có văn hoá của các cơ quan có thẩm quyền và mỗi người chúng ta. Chuyện khoán chui trong nông nghiệp ở Vĩnh Phú của Bí thư Kim Ngọc và ở Vĩnh Bảo Hải Phòng vẫn đang còn là bài học nóng hổi.
Trong thực tế trên đất nước ta ở mọi thời đại đều có người tài giỏi nên tôi rất thấm thía lời dạy của Bác Hồ: “ Phải lắng nghe. phải chăm chút vun trồng cho những phát minh sáng tạo trong thực tế để nó phát triển đem lại lợi ích thiết thực cho nhân dân”. Tôi đã học và làm Diện chẩn say sưa, hổ hởi, nhiệt tình là như vậy đó.
Mười năm qua những gì tôi làm được, công lớn thuộc về GS TSKH Bùi Quốc Châu, người thầy đã sáng tạo ra Diện chẩn. Công tiếp theo thuộc về những người bệnh đã sớm khắc phục được thói quan liêu, bảo thủ trì trệ, đã mạnh dạn tiếp thu cái mới và được hưởng lợi ích từ cái mới đem lại. Tôi chỉ là người may mắn. Tôi ý thức được cái mới bao giờ cũng là cái tiến bộ, cái mới của Việt Nam, do người Việt Nam sáng tạo rất đáng quý, đáng trân trọng, đáng tự hào.
Bởi vậy
Tôn vinh DIỆN CHẨN là tôn vinh TRÍ TUỆ VIỆT NAM.
Tôn vinh DIỆN CHẨN  là tôn vinh VĂN HÓA VIỆT NAM.
Tôn vinh DIỆN CHẨN là tôn vinh CÁNH CHỮA BỆNH ĐẶC THÙ VIỆT NAM .
Tôi tình nguyện học và làm DIỆN CHẨN, tình nguyện đem hiểu biết về Diện chẩn phục vụ nhân dân góp phần nhỏ bé vào việc thực hiện tâm nguyện cao quý của GSTS Bùi Quốc Châu là: “Giúp đồng bào và đem lại  niềm tự hào dân tộc”.

Nguyễn Đăng Kỳ
Thôn Lương Cụ Nam                                             
 Quỳnh Hồng- Quỳnh Phụ -Thái Bình
TEL: 0363.910.792Mobil: 0984.552.715
 Email:  ndkytb@gmail.com  
                                                                                                                                                                                              
                                                                          

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét