MỤC LỤC TRANG

Thứ Năm, 6 tháng 10, 2011

Chữa đau nửa đâu

Tác giả: Nguyễn Thị Minh Thanh, Clb DC Hà Nội, học viên khóa 8
                 ĐT: 0984561406
 Bệnh nhân: Nam, 44t
+ Biểu hiện: Ăn hơi no một tí thì đau nửa đầu.
+ Nhận định: Do tỳ, gan, tâm nóng -> tạng phủ bất an (không bình yên)-> đau.
+ Điều trị:
-          Làm ổn định thần kinh: 124, 34, 106.
-          Thông khí: 61, 4 dạ dày
-          Day ấn tam giác vị : 39, 120, 121.
-          Day ấn từ 104+ đến 104-.
-          Làm mát gan, tỳ, tâm bằng bộ giáng với gan, ∆ tỳ,  ∆ tâm.
-          Hơ phản chiếu dạ dày ở bàn tay phải, bàn chân trái và loa tai, ấn thêm 143, 36.
-          Gõ gáy và hơ ngãi.
-          Ấn 240, 278, 131, 235, 41, 437 để chữa đau nửa đầu.
-          Đau đầu bên phải thì hơ tay bên trái và ngược lại.
Làm 4 ngày khỏi bệnh


Giải thích thêm:
- Đầu bệnh nhân nhiều mụn nhọt vậy là Can (gan) nóng.
- Bệnh nhân nóng trong, đi táo, lưỡi đỏ vậy là Tâm nóng. Tâm thuộc Hỏa => Hỏa bốc.
- Can và Tâm nóng khiến cho Tỳ Thổ cũng mạnh theo. Do đó kết luận Can Tâm Tỳ nóng. Vậy phải làm mát Can, Tỳ, Tâm bằng bộ giáng. Đấy là chữa gốc. Những công đoạn khác là hỗ trợ

11 nhận xét:

  1. Qua hiện tượng như vậy mà tác giả kết luận là tâm, gan, tỳ nóng thì e rằng không chính xác. Để kết luận bệnh thuộc loại nào phải căn cứ vào một số dấu hiệu, nếu theo đông y thì phải theo qui nạp Bát cương. ở đây ví dụ nếu gan nóng thì dẫn tới đởm nóng, đởm nóng thì sẽ đau 2 bên thái dương, ngực sườn đầy tức; tâm nóng thì thần không yên( vì tâm tàng thần), rồi đầu lưỡi phải đỏ v.v.
    Tác giả chữa khỏi bẹnh theo Diện chẩn, nhưng chẩn đoán bệnh như vậy chưa thuyết phục.

    Trả lờiXóa
  2. Không lấy lý thuyết Đông y hay Tây y đánh giá được, có lẽ phải sử dụng lý thuyết cổ hơn của người Việt cổ. Thực tế là, trước khi học diện chẩn, tác giả đã chữa thành công nhiều ca khó cho gia đình và bạn bè.

    Trả lờiXóa
  3. Tác giả nói rất mâu thuẫn. Nếu lấy lý thuyết cổ hơn của người Việt cổ thì là lý thuyết gì. Tác giả dùng từ Tâm, Can, Tỳ nóng, tạng phủ bất an thì đấy là thuật ngữ của nền y học nào?. Tác giả có thể chữa thành công nhiều ca khó cho gia đình theo một phương pháp nào đó, nhưng đã sử dụng thuật ngữ của một nghành nào đó thì lại phải biện chứng theo nó. Trao đổi để chúng ta cùng nâng cao trình độ hơn thôi, đó là đức khiêm tốn của một người làm khoa học và thực sự cầu thị. Chúng ta chưa quen với các bài báo phản biện.

    Trả lờiXóa
  4. HOÀNG ĐẾ hỏi Thiên Sư rằng :
    - Trẩm nghe người đời Thượng cổ đều sống tới linh 100 tuổi mà sức khỏe không kém sút; Đến người đời nay tuổi mới 50 mà sức khỏe đã kém sút. Đó là vì thời thế khác chăng ? Hay là lỗi tại người chăng ?
    Kỳ Bá thưa rằng :
    - Về đời Thượng Cổ, những người biết ĐẠO bắt chước ở Âm Dương, điều hòa với thuật số uống ăn có mực, khởi cư có thường, không làm quá sức, cho nên giữ gìn được hình hài và tinh thần, sống trọn số trời, linh 100 tuổi mới thác.
    Người đời nay thì không thế : lấy rượu thay làm nước uống, lấy càn bậy làm sự thường; đương lúc say lại nhập phòng , do lòng dục làm kiệt mất tinh, hao tán mất khí chân nguyên, không biết gìn giữ cẩn thận,không biết điều dưỡng tinh thần, chỉ cốt cho được khoái tâm, làm trái ngược cái thú của sự dưỡng sinh, khởi cư không có điều độ … cho nên mới độ nửa trăm tuổi đã rất là suy yếu.
    Bậc Thánh nhân đời Thượng cổ đã răn dạy người dưới biết xa lánh hư tà tặc phong, trong lòng điềm đạm hư vô; Chân khí thuận theo, tinh thần bền vững, bịnh do đâu mà sinh ra được, vì vậy nên chí nhàn mà ít dục, tâm yên mà không sợ, hình mệt mà không quá, chân khí đều hòa, mọi sự đều được thỏa mãn, mãn nguyện. …

    Đó là trích đoạn vấn đáp đầu tiên trong sánh HOÀNG ĐẾ NỘI KINH TỐ VẤN do cụ Nguyễn Tử Siêu dịch (22.5.Quí Tỵ - 02.7.1953)

    Bình:
    Thời cổ đại, dân một nước không nhiều như bây giờ, vua biết hết mọi điều người dân của mình biết. Thế mà Hoàng Đế phải hỏi Kỳ Bá về sự sinh tử, vậy Kỳ Bá phải là người nước khác và ở nước có trình độ văn minh cao hơn. Vùng nam Trung Hoa và Đông Nam Á ngày nay, xa xưa là địa bàn cư trú của Bách Việt. Dân Bách Việt sống bằng nghề nông và nghề biển có nền văn minh cao hơn dân sống bằng nghề săn bắn, cư trú ở vùng thảo nguyên và vùng núi phía bắc Trung Hoa ngày nay. Theo cách đối dáp giữa hai người, ta thấy Kỳ Bá có thể là một sứ thần của một nước hùng mạnh trong Bách Việt. Kiến thức của Kỳ Bá được truyền lại từ các “bậc thánh nhân đời thượng cổ” của mình. Bởi vậy các từ trong Đông Y như “Can, Tỳ, Tâm,…” mà ta biết ngày nay, chí ít đã ba lần được phiên âm từ tiếng Việt tối cổ theo thứ tự sau: Việt tối cổ => Hán => Hán Việt.

    Trả lờiXóa
  5. HOÀNG ĐẾ NỘI KINH TỐ VẤN là sách cổ về y học còn lại cho đến ngày nay, là cơ sở của Đông Y. Những điều Hoàng Đế không hỏi thì không có trong sách này.

    Trả lờiXóa
  6. Mâu Tử nói hoàn toàn theo một nghĩa khác. Chữa bệnh có thể theo nhiều cách, thậm chí không cần biết theo Đông Y hay Tây như chữa bệnh bằng Tâm linh, năng lượng dưỡng sinh, bùa chú .... Nhưng nên nhớ ở đây bài viết đề cập đến chữa bệnh bằng Diện Chẩn và kết luận bệnh thuộc Tâm, Can Tỳ nóng, tạng phủ bất an. Thế Diện Chẩn dựa trên cái gì?. Chẳng có môn khoa học nào được phát minh ra lại không dựa vào những khoa học trước đó. Còn Mâu Tử nói chữa bằng DC mà lại dựa vào lý thuyết của người Việt cổ đại xa xưa và có ý trích dẫn ra một đoạn trên để gián tiếp nói đến một ý tự cao của người chữa thì cũng xin chịu.Đoạn trích dẫn trên không ăn nhằm gì vào bài báo trên cả!. Tôi muốn bài viết để người đọc có thể lĩnh hội được các kiến thức có hệ thống khoa học để áp dụng tốt sau này. Nên nhớ chúng ta chưa phải là thần y hay thánh y gì cả!

    Trả lờiXóa
  7. Giải thích thêm về bài "Chữa đau nửa đâu":
    - Đầu bệnh nhân nhiều mụn nhọt vậy là Can (gan) nóng.
    - Bệnh nhân nóng trong, đi táo, lưỡi đỏ vậy là Tâm nóng. Tâm thuộc Hỏa => Hỏa bốc.
    - Can và Tâm nóng khiến cho Tỳ Thổ cũng mạnh theo. Do đó kết luận Can Tâm Tỳ nóng. Vậy phải làm mát Can, Tỳ, Tâm bằng bộ giáng. Đấy là chữa gốc. Những công đoạn khác là hỗ trợ.

    Nguyễn Thị Minh Thanh

    Trả lờiXóa
  8. Trong lịch sử, đã có những phát minh mà cho đến giờ người ta vẫn chưa biết là tác giả đã dựa vào những khoa học gì trước đó.

    - Vào TK 3 trước công nguyên, Ơclic cho rằng, từ một điểm nằm ngoài một đường thẳng ta vẽ được một và chỉ một đường thẳng song song với đường thẳng đã cho mà thôi.
    - Đến TK 19, Lôbasepxki bảo không phải vậy.
    Hai ông đã tạo ra 2 hai môn hình học vĩ đại cho nhân loại, được áp dụng trong rất nhiều lĩnh vực.
    - Thời hiện đại, chẳng biết từ đâu Einstein đưa ra công thức nổi tiếng E = mc^2 , làm nền tảng của sự phát triển năng lượng nguyên tử, là một trong những cơ sở khoa học của các lý thuyết hiện đại về vũ trụ.

    Trả lờiXóa
  9. Thưa mẫu tử, tôi thấy ban so sánh thật là khập khiễng. Bạn chắc không fải là người theo học toán thì không nên lấy toán ra làm ví dụ để so sánh, mỗi chuyên nganhc toán hoc gắn với một mô hình, sự thay đổi tiên đề hay định lý bằng điều phủ định khác sẽ dẫn tới kết quả khác, sử dụng mô hình nào là tùy mục dích sử dụng của người nghiên cứu. Cái ban chữa bệnh là mạng sống của con người cần có sự xem xét nfhieen cứu kĩ lưỡng, căn cứ vad lập luận của bạn mang tính chủ quan suy doán, có khỏi chỉ là may măn, tôi chắc nếu chữa nhiều thìa án oan không phải là ít

    Trả lờiXóa
  10. Thưa mẫu tử, tôi thấy ban so sánh thật là khập khiễng. Bạn chắc không fải là người theo học toán thì không nên lấy toán ra làm ví dụ để so sánh, mỗi chuyên nganhc toán hoc gắn với một mô hình, sự thay đổi tiên đề hay định lý bằng điều phủ định khác sẽ dẫn tới kết quả khác, sử dụng mô hình nào là tùy mục dích sử dụng của người nghiên cứu. Cái ban chữa bệnh là mạng sống của con người cần có sự xem xét nfhieen cứu kĩ lưỡng, căn cứ vad lập luận của bạn mang tính chủ quan suy doán, có khỏi chỉ là may măn, tôi chắc nếu chữa nhiều thìa án oan không phải là ít

    Trả lờiXóa
  11. Giải thích thêm về bài "Chữa đau nửa đâu": - Đầu bệnh nhân nhiều mụn nhọt vậy là Can (gan) nóng cái này theo cơ sở y học nào vậy ban vì đầu là thượng mà "thượng - tân, hạ - thận" mà. Bệnh nhân nóng trong, đi táo là do vị và đại trường khoobg phải do tâm, có liên quan nữa thì là do phế theo quan hệ thái âm kinh, lưỡi đỏ. Do đó kết luận Can Tâm Tỳ nóng là không có cơ sở phải làm mát Can, Tỳ, Tâm bằng bộ giáng. Đấy là chữa gốc. Ban chưa xác định được gốc thì goi gì là chữa gốc.

    Trả lờiXóa