MỤC LỤC TRANG

Thứ Tư, 29 tháng 10, 2014

Xác định Âm Dương, Hàn Nhiệt một cách định lượng bằng phương pháp đo nhiệt độ Kinh Lạc Lê Văn Sửu


Có thể xác định Âm Dương, Hàn Nhiệt, Lý Biểu, Hư Thực một cách định lượng bằng phương pháp đo nhiệt độ Kinh Lạc Lê Văn Sửu


Xem chi tiết tại trang MINH THANH

Thứ Tư, 15 tháng 10, 2014

Gặp một nhà tiên tri...

Trích Bài thu hoạch của Nguyễn Văn San
(Diện chẩn khóa 120, năm 2011, do thầy Bùi Quốc Châu giảng)

Ở các nước phương Tây, Y học thay thế và bổ xung đang ngày càng được quan tâm tới, khi mà ngày càng có nhiều bệnh nan y và mãn tính mà Y học hiện đại phải chịu bó tay.
Trong cuốn sách nổi tiếng “Lành bệnh tự nhiên – khám phá và tận dụng khả năng tự nhiên của cơ thể để tự duy trì và chữa lành bệnh”, xuất bản năm 1995 của bác sĩ Andrew Weil, tác giả có liệt kê các phương pháp Y học thay thế mà người Mỹ hay dùng bao gồm: Châm cứu (Acupuncture), Y học Ấn Độ (Ayurvedic medicine), Phản hồi sinh học (Biofeedback), Điều chỉnh thân tâm (Body work: reiki, yoga, shiatsu, qigong, t’ai chi, …), Y học cổ truyền Trung Quốc (Traditional chinese medicine), Kỹ thuật cột sống (Chiropractic),  Kỹ thuật sử dụng hình ảnh và sự tưởng tượng (Guided imagery and visualization therapy), Y học thảo dược (Herbal medicine), Y học thể thống nhất (Holistic medicine), Vi lượng đồng căn (Homeopathy), Thôi miên (Hypnotherapy), Liệu pháp thiên nhiên (Naturopathy), Thuật nắn xương (Osteopathic Manipulative Therapy), Chữa bệnh bằng tôn giáo (Religious healing), Chữa bệnh bằng xoa bóp (Therapeutic touch).
Qua nghiên cứu sơ bộ, em rút ra một số nhận xét như sau:
- Các phương pháp cổ truyền như Châm cứu,Y học Ấn Độ hay Y học Trung Quốc vốn đã có một lịch sử tồn tại rất lâu đời, nó dần dần sẽ lấy lại thế quân bình với Tây y, theo như mong muốn mà người ta vẫn hay nói: “Đông Tây y kết hợp”. Nhưng các phương pháp Đông y cũng phức tạp chẳng kém gì Tây Y, không phải ai cũng có thể học được, nên Đông y và Tây y sẽ vẫn chỉ cạnh tranh nhau sức ảnh hưởng ở trong các bệnh viện và các trung tâm chữa bệnh.
- Các liệu pháp tự nhiên khác đang ngày càng mọc lên nhiều như nấm sau mưa. Các phương pháp này tuy đơn giản hơn, nhưng lại dựa nhiều vào trình độ, khả năng khéo léo, “năng lượng sinh học” hay “điện lực” của từng người chữa bệnh, vì thế nó khó có thể phát triển rộng ra được.
- Chỉ có Diện Chẩn là đã xây dựng được một cơ chế chữa bệnh đầy đủ, thống nhất, vừa hiệu quả, vừa rẻ tiền, lại vừa dễ học, dễ làm. Ai cũng có thể học để tự phòng và chữa bệnh cho mình, giảm thiểu sự phụ thuộc vào thuốc men và bác sĩ. Diện Chẩn trong tương lai sẽ không cạnh tranh với Đông y và Tây y trong các bệnh viện, mà nó lan tỏa trong quần chúng, biến bệnh nhân thành thầy thuốc, giảm thiểu nỗi khổ và nỗi đau trong lòng mỗi người dân, góp phần xây dựng một xã hội hài hòa hơn, gần gũi hơn với thiên nhiên.
.....
Vận mệnh của một xã hội, một quốc gia hay một nền y học đều có quy luật của nó.
Mốc thời gian đánh dấu sự ra đời của Y học hiện đại khi Robert Koch phát hiện sự lây bệnh do vi khuẩn vào khoảng năm 1880 và khi người ta tìm ra thuốc kháng sinh vào khoảng năm 1900. Như vậy Y học hiện đại mới chỉ có tuổi đời là khoảng 130 năm, nếu tính từ khi có cái khẳng định “sự lây bệnh là do vi khuẩn”.
Y học hiện đại đã làm một cuộc cách mạng thực sự, khi nó có thể điều trị bệnh tật một cách thần kỳ bằng kháng sinh và phòng chống các dịch bệnh bằng tiêm phòng.
Tuy nhiên, ngay từ đầu Y học hiện đại đã cho rằng bệnh tật là từ bên ngoài vào, nên nó chỉ tập trung tìm hiểu về những tác nhân gây bệnh, như là vi trùng và siêu vi trùng, đồng thời tìm cách điều trị bằng các thuốc kháng sinh và các loại thuốc có dược tính cao khác.
Loài người đã nhầm tưởng rằng mình có thể chế ngự được thiên nhiên, chế ngự được những con vi trùng này, nhưng có ngờ đâu chúng lại có thể sống sót và thích nghi được với thuốc kháng sinh. Y học hiện đại hoặc là cứ mải tìm cách tấn công một cách vô vọng những tác nhân gây bệnh bên ngoài, hoặc là chỉ chú trọng thuần túy đến các cơ chế sinh-hóa-lý của cơ thể, mà không để ý gì đến các cơ chế tâm lý, sự liên kết huyền bí giữa thân và tâm, cơ chế tự chữa lành bệnh thần kỳ của cơ thể con người.
Chính thiếu sót này của Y học hiện đại đã dẫn đến sự trở lại ngày càng mạnh mẽ của các nền Y học cổ truyền, Y học thay thế và Y học bổ xung. Các nền Y học này chú trọng đến việc nâng cao thể trạng của người bệnh, kết nối thân và tâm, điều chỉnh tâm lý và phát động cơ chế tự chữa lành bệnh của cơ thể.
Đặc biệt, như đã phân tích ở trên, Diện Chẩn có những thế mạnh mà các nền Y học thay thế khác không thể so sánh được. Chắc chắn trong tương lai Diện Chẩn sẽ được phổ biến rộng rãi trên toàn thế giới.

Điều này càng được củng cố thêm, khi em nhớ lại là đã gặp một nhà tiên tri người Kiến An – Hải Phòng năm 2008,  và được nghe ông bình giảng về những lời sấm của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Những  lời sấm của Trạng Trình nói về một sự thay đổi lớn lao diễn ra trong những năm bản lề khi nhân loại bước từ thế kỷ 20 sang thế kỷ 21, khi mà nhân loại chuyển từ tranh đấu sang cùng chung sống trong thái bình. Đặc biệt nhà tiên tri ở Kiến An này còn viết tiếp những câu thơ tiên tri đầy huyền bí, nhưng rất lý thú về vũ trụ, về cuộc sống của loài người trên trái đất, về vận mệnh của nước Việt Nam trong tương lai, đặc biệt trong đó có đoạn “sau này tiếng Việt sẽ được phổ biến ra khắp trên thế giới, giống như tiếng Anh hiện tại”. Hồi đó, em nghe mà chẳng hiểu gì cả, nhưng từ khi biết Diện Chẩn thì em mới thấm thía. Hóa ra trong tương lai, các nước trên thế giới sẽ phải học tiếng Việt để tìm hiểu về Việt Y Đạo và Diện Chẩn của thầy Bùi Quốc Châu. Họ phải học tiếng Việt để biết cách dùng sống mũi mà chữa sống lưng, dùng cổ tay mà chữa cổ họng, dùng đầu ngón tay, đầu ngón chân để chữa đau đầu, …
Sài Gòn, ngày 6 tháng 1 năm 2012
,Học trò Nguyễn Văn San kính bút.


Những Đặc Điểm Sâu Sắc Của DIỆN CHẨN - ĐIỀU KHIỂN LIỆU PHÁP

Tác giả: HUỲNH HIẾU HỮU
*Kính tặng Giáo sư Bùi Quốc Châu.

Hiện tôi không còn hành nghề và cũng không có tham vọng về danh lợi, chỉ vắn tắt ghi lại hồi ức một thời...

Thời mà tôi đã cùng nhiều đồng nghiệp Đông Tây [có những vị đã quá vãng] bảo trợ bước đầu sáng lập môn DC-ĐKLP, theo dõi từng bước phát triển của nó với kỳ vọng củng cố trở thành một công trình lớn quý báu của quốc gia chung sức với 5 châu xây dựng 1 nền Y đại chúng.
Đến với DC – ĐKLP nhiều người từng thấy những nét độc đáo của nó đã được Giáo sư Bùi Quốc Châu và tập thể cộng sự trình bày, tôi không lập lại, chỉ nói lên những đặc điểm sâu sắc vốn có của nó mà dù không nói hoặc không biết thì những đặc điểm đó cũng đương nhiên giúp cho môn này được vững vàng lúc sáng lập và phát triển đến hiện nay.

 1. ĐẶC ĐIỂM có ý nghĩa TRUNG ĐẠO :
 DC- ĐKLP có kỳ vọng ‘ biến bệnh nhân thành thầy thuốc ‘ . Nhiều người thoạt nghe đã ngạc nhiên và ngờ vực chủ trương này, nhưng nó đã tự chứng minh bằng các kết quả cụ thể là dễ học, dễ làm, hiệu quả nhanh mà không gây ra nhiều phiền toái. Sở dĩ được như vậy vì nó có những đặc điểm khế hợp.
Đạo lý mà Kinh Dịch với Học thuyết Âm Dương đã khẳng định :
 Dùng SINH HUYỆT, với định nghĩa vắn tắt là ‘ Huyệt Sinh hình thái đặc biệt khi người có bệnh ‘ .
Sinh Huyệt là phát huy từ kết quả thừa kế các quan niệm về huyệt A Thị hoặc Thiên Ứng từ ngàn xưa.
 Đáng kể hơn là Sinh Huyệt còn có ý nghĩa Trung Đạo, đường tương giao 2 chiều giữa 2 cực chẩn đoán và điều trị không thể tách rời của Đông Y ; nó chẳng những là huyệt dùng Chẩn đoán mà đồng thời còn là huyệt dùng để tác động Điều trị. (phải chăng điều này đã thúc đẩy Lương Y Tạ Minh ưu tiên đặt vấn đề CHẨN ĐOÁN trong ĐIỀU TRỊ ngay từ lúc đầu mở ra nhóm này).

 2. ĐẶC ĐIỂM có ý nghĩa là 2 CỰC đối lập :
 Đặc điểm có ý nghĩa Trung Đạo của Sinh Huyệt giữa 2 cực Chẩn đoán và Điều trị đã được thuậtnhư trên, ngoài ra DC- ĐKLP cũng còn 2 đặc điểm có ý nghĩa là 2 cực đối lập trong khi khai thác Sinh Huyệt :
 Khai thác Sinh Huyệt tại vùng đầu mặt - nơi hội tụ năng lực của toàn thân. Người xưa đã khẳng định mặt thuộc Tâm, tương tợ 1 điểm tập trung, chẳng những việc này khế hợp với ‘ Cốt tướng học ‘ trong tướng pháp ngàn xưa, mà còn phát triển được các liên quan của mặt với cơ thể và nội tạng của Nhân Thân đã được Nội Kinh, Thể Châm và Diện Châm mà nước Trung Hoa đã trình bày. ( Thí dụ Tướng học chia mặt người thành 3 phần Thượng Trung Hạ thì pháp này còn phát huy rõ nét hơn là Thượng đình [trên trán] phản ánh Não bộ bao quát Tâm Thần của người, Trung đình [giữa mặt] phản ánh sinh Khí của Nội Tạng, Hạ đình [vùng cằm] phản ánh Thận Tinh).
 Khai thác Sinh Huyệt khắp cơ thể [các phản chiếu trên toàn mặt da] tương tợ như các vùng phân bố nơi diện rộng.
Đạo học Đông Phương có nền tảng từ Kinh Dịch với học thuyết Âm Dương nhưng người đời luận Âm Dương theo hướng dễ thấy là tương đối, còn thấu hiểu cơ cấu của Âm Dương là căn bản tạo hóa thành muôn loài thì bỏ sót ; đó là toàn thể sự vật được quan sát bằng ‘ Đạo Tam Cực ‘ hình thành do 2 đặc tính gồm 2 cực Âm Dương đối lập [tương đối] và 1 cực Âm Dương thống nhất [tuyệt đối]. Trong xã hội loài người gọi tương đối là ĐỜI, gọi tuyệt đối là ĐẠO. Trung Đạo là đường tương giao 2 chiều [Âm ly Tâm và Dương hướng Tâm] giữa 2 cực Âm Dương hoặc giữa 2 cực Đời và Đạo. Có thể hiểu tóm gọn mà khế hợp với luận Tam Tài cũng như Tam Cực, Âm Dương là cặp Đất Trời sinh ra thân người với đầy đủ 2 tính Âm Dương. Cũng như thế, Sinh Huyệt là huyệt sinh trên Trung Đạo khi người có bệnh ; đối với 2 hướng khai thác sinh huyệt tại điểm và diện cũng không khác như huyệt sinh trên Trung Đạo giữa 2 cực đối lập. Nhờ các đặc điểm sâu sắc này mà DC- ĐKLP đã tồn tại và phát triển trên 30 năm nay.

Ngay từ những bước đầu tiên, tập thể đã khẳng định DC – ĐKLP là công trình khai sáng của Giáo sư Bùi Quốc Châu với những tư duy Trung Đạo của ông như ‘ Vừa phải, Thoải mái, Tự nhiên, Linh động, Sáng tạo ‘ , ngoài ra ông còn nhiều lần nhắc nhở học viên câu ‘ bất cưỡng cầu ‘ rất phù hợp với TỰ NHIÊN ; nhưng trên đường phát triển phương pháp cũng không thể phủ nhận công sức đóng góp của một số đồng nghiệp Đông Tây. Với kiến thức hạn hẹp cá nhân tôi không thể kể hết công sức bảo trợ chung quanh, chỉ nêu điển hình vài người có bổ sung cho việc thừa kế, phát huy, kết hợp sở trường của 2 ngành Y học Đông Tây, làm cho phương pháp này ngày một khởi sắc :

 Cư sĩ LÝ PHƯỚC LỘC :
Ông có quan hệ gia đình [em rể của Giáo sư Châu] ngay từ bước đầu đã thừa kế DC – ĐKLP, học hành tại Việt Nam, đã được đại diện điều trị chứng nghiệm tại Liên Xô, có thành quả điều trị rất tốt. Khi còn ở Việt Nam ông đã ứng dụng thuyết Đồng Ứng trên khắp cơ thể và có nhiều người học. Sau khi định cư tại Hoa Kỳ, ông không hành nghề Y, mà chỉ lao động mưu sinh, cuối tuần thường tham dự các buổi tu học theo Pháp môn Tịnh Độ tại Đạo tràng Liên Trì Hải hội do Hòa thượng Thích Trí Đức chủ xướng. Sau ngày nghỉ hưu Trung tâm Trường Sinh Học Điển Quang có tổ chức các lớp tự học bấm huyệt chữa bệnh, mời ông hướng dẫn thiện nguyện và được ông nhận lời. Thể hiện kinh nghiệm đã có, ông hướng dẫn học viên tìm huyệt 1 cách giản dị, không lệ thuộc tên-số của Sinh Huyệt cũng như các phác đồ đã định và từ đó trung tâm này đã cùng ông gọi là ‘ Đồng Ứng Trị Liệu Pháp ‘ [ông thường dạy tìm huyệt nơi các chỗ đồng ứng, do đồng nên ứng, có ứng mới dùng, không ứng không dùng, thuận tự nhiên ắt thu được hiệu quả]. Tóm lại, ông đã bổ sung cho DC – ĐKLP bằng Đạo học, điển hình là ứng dụng tương đồng với thuyết NHÂN-DUYÊN-QUẢ của Phật pháp.

 Lương Y Tạ Minh :
Ông là người gần gũi Giáo sư Châu, được đại diện điều trị chứng nghiệm tại Liên Xô, rất có tinh thần xây dựng phương pháp với hoài bão cố gắng tìm hiểu Y học Đông Tây nhằm tiếp thêm đôi cánh cho phương pháp này phát triển cao xa hơn. Điển hình ông đã có một số nhận thức đáng kể như kết quả dùng các bộ huyệt Thiếu Dương trong điều trị sốt siêu vi, hoặc bộ Bổ Âm Huyết trong điều trị tiểu đường, làm nổi bật vai trò của cặp Tạng Phủ Tam Tiêu và Tâm Bào Lạc đã ẩn tàng lâu nay [một nhận thức tương đồng với Đông Y truyền thống về vai trò của Tứ bộ trung hiện thuộc các kinh Túc Thiếu Dương Đởm (chủ Khí), Thủ Thiếu Dương Tam Tiêu (chủ Thủy), Túc Khuyết Âm Can (chủ Huyết) và Thủ Khuyết Âm Tâm Bào Lạc (chủ Hỏa) ]. Ông cũng đã khuyến cáo việc đo huyết áp cả hai tay để tùy theo sự chênh lệch này mà nhận xét tình trạng Hư Thật Âm Dương của cơ thể. Tóm lại, ông đã có công bổ sung cho DC – ĐKLP với 2 sở trường Đạo học Khí Hóa của Đông Y và Khoa học Thực Nghiệm của Tây Y.

 Cư sĩ Đỗ Đức Ngọc :
Ông vốn có hoài bão rất sâu sắc về Y Đạo. Khi còn ở Việt Nam ông có tham dự một lớp DC – ĐKLP. Sau khi định cư tại CANADA, ông mở trang Khí Công Y Đạo Việt Nam, ngành Y học bổ sung với chủ trương áp dụng Khí Công để dưỡng sinh trị bệnh, cụ thể là luyện thở, dùng ‘ Oxy liệu pháp ‘ để góp phần điều trị các bệnh nan y. Phương châm điều trị của ông là chỉnh thể toàn diện, từ Chẩn đoán đến Điều trị, cốt làm cho quân bình 3 yếu tố căn bản nơi thân người là ‘ TINH-KHÍ-THẦN ‘. Từ kiến thức Đông Y vốn độc đáo nhưng lại có những lý thuyết rất khó thực dụng, ông đã kết hợp khoa học hiện đại dùng các máy móc của Tây Y [như máy đo huyết áp, máy đo đường, máy đo Oxy .v.v...] để chẩn đoán và điều trị có hiệu quả nhiều bệnh khó ; gây chú ý cho nhiều bác sĩ Đông Y và đặc biệt làm ngạc nhiên nhiều bác sĩ Tây Y. Những thành quả mà ông đạt được chẳng những có tiếng vang tại CANADA mà còn nổi bật tại miền Nam California. Điển hình là hiện nay ông có đại diện tại Việt Nam là thầy Vương Văn Liêu và tại Hoa Kỳ là Bs Đông Y Nam Nguyên ..... . Tóm lại, ông đã bổ sung cho DC- ĐKLP với thành quả kết hợp Đông Y với Tây Y, Đạo học với Khoa học, Lý khí hóa với Sự thực nghiệm...... . đúng như yêu cầu của ngành Y học bổ sung.

Sau hơn 30 năm sáng lập và phát triển, DC- ĐKLP đã có danh xưng ‘ Việt Y Đạo ‘ và cũng đã đề xướng ‘ngành Y học bổ sung ‘; không ai có thể phủ nhận giá trị vinh quang của nó mà Giáo sư Bùi Quốc Châu đã khởi xướng nhưng cũng không thể từ chối những công trình của tập thể chung quanh. Hy vọng trong tương lai phương pháp này sẽ được ngày càng phát triển nhờ khéo kết hợp và xây dựng từ nhiều người,nhiều giới và nhiều thế hệ giúp nó xứng đáng là viên ngọc quý của đất nước và con người Việt Nam, góp phần cùng thế giới xây dựng một nền Y học toàn cầu./.

Ngày 10/10/2014
Huỳnh Hiếu Hữu

From: http://dienchan.com/index.php?cid=3,4&txtid=15578